[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin về cây Bạch hoa xà: Bạch hoa xà là gì? Công dụng của Bạch hoa xà? Một số loại thuốc có chứa Bạch hoa xà và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ cây Bạch hoa xà? Và một số thông tin chính về cây Bạch hoa xà: tên gọi, mô tả, phân bố, thu hái và chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh cây Bạch hoa xà, cây Bạch hoa xà chữa bệnh gì?…
Bạch hoa xà là gì?

Bạch hoa xà hay còn gọi bạch tuyết hoa, đuôi công hoa trắng (danh pháp khoa học: Plumbago zeylanica) là một loài thực vật thuộc họ Plumbaginaceae phân bổ khắp vùng nhiệt đới.
- Tên tiếng Việt: Bạch hoa xà, Nhài công, Đuôi công hoa trắng, Cây mộng mắt, Bươm bướm, Lài dưa, Lá đinh, Bạch tuyết hoa, Pít pì khao (Tày), Lài dây, Co nhả cam (Thái), Kèng péo mía (Dao)
- Tên khoa học: Plumbago zeylanica L.
- Họ: Plumbaginaceae
Phân biệt Bạch hoa xà và Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà là hai vị thuốc nam mà người dùng thường rất dễ bị nhầm lẫn từ hình dạng cây, tên gọi cho đến công dụng. Bởi có nhiều đặc điểm chung nên việc phân biệt bạch hoa xà thiệt thảo và bạch hoa xà trước khi sử dụng thường khiến nhiều người bệnh gặp khó khăn. Dưới đây là một số lưu ý giúp các bạn phân biệt rõ hơn về 2 loại cây này:
Tên gọi Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo là cây mang tính hàn, quy vị, còn có nhiều tên gọi khác như: Xà thiệt thảo, Giáp mãng xà, Xà tổng quản, Ải cước bạch hoa xà lợi thảo, Tế diệp liễu tử, Dương tu thảo. Cây được dùng cả cây để làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm nhận dạng Bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiêt thảo là cây thân thảo, thuộc họ Cà phê, cây thường cao khoảng 15cm – 20 cm, thân có màu nâu nhạt, phần thân non gần ngọn có màu xanh; lá hình mác dài từ 1,5cm – 3,5 cm, rộng từ 1mm – 2 mm, màu xanh xám, không cuống; hoa có màu trắng, mọc ở các nách lá; quả hình cầu, trên đỉnh mọc 4 hình giáo nhọn, bên trong có chứa nhiều hạt tròn nhở, màu đen (khi quả đã chính già).

Phân bố Bạch hoa xà thiệt thảo
Dương tu thảo có sức sống mãnh liệt, phát triển rất nhanh ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Vì vậy, Du tương thảo “góp mặt” trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của nước ta. Cây thường dễ tìm thấy ở ven các thửa ruộng, vệ đường đi, ven các mỏm đá, sườn đồi…
Thành phần dược tính của bạch hoa xà thiệt thảo
Theo nghiên cứu từ bộ Y tế, bạch hoa xà thiệt thảo chứa chủ yếu các thành phần: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b- Sitosterol-D-Glucoside… Đây cũng là các dược tính chủ yếu giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo

Giáp mãng thảo” trong điều trị bệnh thường được dùng kết hợp với một số vị thuốc nam khác như: cây bán chi liên, cây xạ đen.. nhằm đạt hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất.
Một số loại bệnh mà bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị rất hiệu quả như:
- Hỗ trợ bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu
- Hỗ trợ điều trị bênh ung bướu rất hiệu quả.
- Giải độc do rắn cắn.
- Có tác dụng ngăn ngừa các di căn khối u
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chống chỉ định đối với bạch hoa xà thiệt thảo
Bạch hoa xà thiệt thảo không được dùng cho phụ nữ mang thai, người bị suy gan, suy thận nặng.
Bên trên là đặc điểm, tác dụng và một số thông tin về Bạch hoa xà thiệt thảo giúp bạn phân biệt với Bạch hoa xà. Để hiểu hơn về Bạch hoa xà, các bạn tham khảo tiếp các phần bên dưới nhé.
Công dụng, chủ trị của bạch hoa xà
Bạch hoa xà trị bệnh gì?
Công dụng: Hắc lào, mụn nhọt, nấm da (Lá, rễ ngâm rượu bôi). Tê thấp (Thân ngâm rượu uống), thuốc kháng khuẩn. Chú ý cây có độc và làm bỏng da.
Một số bài thuốc hay từ bạch hoa xà và một số loại thuốc có chứa bạch hoa xà

Đơn thuốc có bạch hoa xà
- Chữa bệnh táo bón:
Dùng lá bạch hoa xà nấu canh hoặc xào với giấm/chanh. Ăn bát canh đó sau khoảng 1 tiếng là đi ngoài được mà không gây mệt mỏi. Nếu muốn ngưng việc đi ngoài lại thì dùng lá vò với nước lạnh uống nửa chén. - Trị các bệnh ngoài da:
Các vết rắn cắn, loét, mụn nhọt… đều có thể dùng bạch hoa xà điều trị. Sử dụng một nắm lá bạch hoa xà đắp vào vết thương (tuyệt đối không uống). Giảm dần lượng đắp khi vết thương đã giảm bớt. Người bị ghẻ thì có thể dùng rễ đem sắc với nước rồi lấy nước đó bôi vào chỗ bị ghẻ sẽ nhanh khỏi. - Chữa đau nhức xương khớp, bong gân:
Dùng 16g cam thảo đất với 20g rễ bạch hoa xà, sắc uống mỗi ngày, uống trong vòng 1 tháng sẽ giảm đau nhức xương khớp rõ rệt. Đôi với bong gân thì dùng rễ cây ngâm với rượu để xoa bóp vùng bị bong gân đó. - Điều trị tăng huyết áp:
Lấy 12g hoa đại, 16g bạch hoa xà (nguyên cây), 20g lá dâu, 12g ích mẫu, 12g cỏ xước và 16g quyết minh sắc uống ngày 1 thang. Thực hiện trong vòng 2 tháng sẽ giúp huyết áp giữ ở mức ổn định bình thường. - Trị mụn nhọt, giảm các khối u:
Sắc 1,5l nước với 20g bán biên liên khô, 40g bạch hoa xà, 50g xạ đen, uống thay nước trong ngày. - Chữa đau dạ dày, đau gan:
Nhân trần 12g, rễ bạch hoa xà 12g, cam thảo đất 16g sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục 4-6 tuần. - Chữa phong thấp:
Lấy 12g dây đau xương, 12g rễ bạch hoa xà, 16g thổ phục linh sắc uống ngày 1 thang. - Phụ nữ bị trễ kinh, kinh nguyệt không đều:
Dùng 16g cam thảo đất, 40g lá móng tay, 20g củ nghệ đen, 16g bạch hoa xà sắc uống ngày 1 thang. Nếu thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại thì dừng uống ngay. Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai vì có thể làm sẩy thai.
Một số thông tin chính về bạch hoa xà
Tên gọi bạch hoa xà
- Ngành: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
- Lớp: Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
- Phân Lớp: Phân Lớp Cẩm Chướng (Caryophyllidae)
- Bộ: Bộ Đuôi Công (Plumbaginales)
- Họ: Họ Đuôi Công (Plumbaginaceae)
- Chi: Chi Plumbago L.
- Tên khác: Đuôi công hoa trắng, Nhài công, Lài dưa, Bươm bướm, Cây mộng mắt, Cây lá đinh, Bạch tuyết hoa, Pít pì khao (Tày), Co nhả cam (Thái), Cây quỷ xạ
- Tên khoa học: Plumbago zeylanica L.
- Tên nước ngoài: Ceylon leadwort, white leadwort, smart waterbossic, white-flowered leadwort (Anh); dentelaire de Ceylan (Pháp).
Mô tả, đặc điểm bạch hoa xà
- Bạch hoa xà là một loài cỏ sống dai, cao 0,3-0,6m, có thân rễ, thân có đốt và nhẵn, lá mọc so le, hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi như ôm vào thân, mép nguyên, không có lông, nhưng mặt dưới hơi trắng nhạt.
- Hoa màu trắng, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, đầu hoa có lông dài nhớt, tràng dài gấp 2 lần đài. Mùa hoa gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 5-6
Chú thích:
- Ở nước ta còn một cây nữa mang tên cây đuôi công hay xích hoa xà (Plumbago rosea L.-Plumbago coccinea Boiss, hay Thela coccinea Lour) cùng họ. cây nhỏ, có thân cứng trên có rãnh dọc, nhẵn. Lá hình mác, hơi tù ở đầu, phía dứới ôm vào thân, dài 10cm, rộng 4cm hay hơn. Hoa màu đỏ mọc thành bông dài ở đầu cành, trên có khi phân nhánh, ống tràng dài gấp 4 lần ống đài. Cũng mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, nhân dân sử dụng cũng như cây Bạch hoa xà.
- Tại Ấn Độ, người ta dùng bột rễ cây này trộn với dầu để thoa bóp những nơi bị tê thấp và tê liệt, còn dùng chữa ung thư, hủi, và một số bệnh ngoài da khác (Revue botanique qppliquee et Agriculture colonial 18-1938:272)Tại Bắc Lệ (18-4-1964), người ta dùng chữa đau gân, đau xương, làm ra thai. Thường dùng lá, nếu đau xương đào lấy rễ. Lá xào ăn được, ăn nhiều thì tẩy. Nấu canh với dấm hay chanh. Uống độ một bát canh, sau 1 giờ thì đi ngoài, người không mệt; nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh uống ½ chén. Uống lạnh
Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản bạch hoa xà
- Bạch hoa xà mọc khắp nơi ở Việt nam: Nam Bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn Độ, Malayxia, nam Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, châu Phi.
- Thường người ta dùng rễ tươi, để lâu kém tác dụng. Rễ đào về có đường kính 2-5cm, khi khô có màu đỏ nhạt, mép ngoài sẫm, có những rãnh dọc, phần trong màu nâu, vị hắc và buồn nôn. Tính chất ăn da và làm phồng da.
- Có nơi dùng cả lá tươi để làm thuốc
Thành phần hóa học bạch hoa xà
- Trong rễ cây Bạch hoa xà có một chất gọi là Plumbagin hay plumbagon hoặc ophloxlin Plumbagin có công thức mytyl -2-juglon hay metyl-2-hyddroxy-5-naphtoquinon-1-4 Plumbagin hắc và gây xung huyết da.
- Dung dịch plumbagin trong nước tiêm vào bụng chụôt trắng có chửa sẽ gây chết thai và rối loạn buồng trứng (Japanese J. Obstetr.andgynecol.16 (3), 1933:254-257)
- Tại Ấn độ, người ta dùng plumbagin chiết từ rễ Bạch hoa xà để điều trị khối u ung thư thực nghiệm trên chuột làm giảm 70%
Tác dụng dược lý bạch hoa xà
- Tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng: Staphylococcus aureus, Bacillus antracis, Proteus mirabilis, Shigella flexneri, Enterobacter cloaceae, Salmonella typhi, S. paratyphi, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella aerogenes, E. coli, Nesseria gonorrhea, Samonella Dublin, mycobacterium pheli.
- Tác dụng chống viêm, trị mụn cóc, lang ben và hói đầu.
- Chế phẩm Bạch hoa xà có khả năng làm giảm đáng kế các rối loạn vi tuần hoàn; các tổn thương gan thận.
- Tác dụng chống sinh sản, chống sự làm tổ của trứng thụ tinh.
- Tác dụng chống đông máu ở chuột cống trắng.
- Hoạt tính chống nấm đối với Entomophthora floccosum, Metarrhizium nana, Penicillium canadense, P.notatum, Rhinotrichum nigricans.
- Tác dụng chống peroxy hóa lipid trong in vitro và in vivo trên chuột trắng.
- Tác dụng tiêu diệt nhiều loài sinh vật độc hại: Acalymma vittata, Achaea janata, Mythimma separata, Corcyra cephalonica, Dysdercus cingulatus, Dysdercus cingulatus, Pectinophora gossypiella, Dysdercus koenigii, Heliothis virescens, Heliothis zea, Spilosoma oblique, Trichoplusiani.
- Lá sao vàng sắc uống trừ hàn lãnh, huyết ứ của sản phụ. Dùng ngoài, chữa đinh nhọt, hắc lào, sưng vú (dùng lá, rễ tươi giã nát đắp).
- Chữa chai chân đau không đi được (rễ tươi rửa sạch giã đắp, sau 2 giờ bỏ ra).
- Nhân dân thường dùng rễ hay lá tươi giã nhỏ với cơm thành một thứ bột nhão, đắp lên những chỗ sưng đau. Có nơi người ta sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, dùng lá Bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rửa sạch đến khi thấy nóng thì bỏ ra.
- Theo kinh nghiệm dân gian Trung Quốc, rễ khô Bạch hoa xà sắc uống chữa phong thấp đau xương, sưng khớp, gan lách sưng to, tâm vị đau tức. Giã lá hoặc rễ tươi đắp vết thương sưng đau, rắn cắn.
Tính vị, quy kinh, công dụng và liều dùng bạch hoa xà
- Cây Bạch hoa xà mới chỉ thấy được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa những bệnh ngoài da, những vết loét, vết thương. Thường dùng rễ hay lá giã nhỏ với cơm cho thành một thứ bột nhão, đắp lên những nơi sưng đau. Có nơi sắc rễ lấy nước bôi ghẻ, lá Bạch hoa xà giã nát đắp lên đầu chốc lở đã rửa sạch hễ thấy nóng thì bỏ ra. Do nhựa của cây Bạch hoa xà làm chậm sự thành sẹo cho nên một số dân châu Phi đã dùng nhựa cây này bôi lên các hình vẽ trên người bằng dao cạo để cho hình nổi lên, nó có tác dụng tăng sinh trưởng những tổ chức đã bị rách.
- Tại một số nước châu Phi, nhân dân dùng bột rễ cây này trộn với chất nhầy của một loại dâm bụt (Hibiscus esculentus) có nơi gọi là cây mướp tây (có trồng ở Việt Nam có quả ăn được) để đắp lên các vết hủi, sau đó người ta đắp lên đó một loại lá khô của một cây có nhựa chưa xác định được tên khoa học, nhưng dân Negeria (châu Phi) đã gọi tên là cây Niecca.
- Tại Ấn Độ và Nhât Bản, người ta dùng rễ cây này làm thuốc sẩy thai: cho uống bột rễ này hay tán một ít bột cho vào khoang tử cung, thai sẽ tự ra do bị kích thích, nhưng hay gây ra viêm tử cung có khi chết người.
- Cần chú ý nghiên cứu thêm
Kiêng kỵ và một số lưu ý khi dùng bạch hoa xà
Bạch hoa xà chống chỉ định với phụ nữ có thai. Ngoài ra, do có dược tính mạnh nên bạch hoa xà chủ yếu được dùng để điều trị ngoài da.
Mua vị thuốc bạch hoa xà ở đâu uy tín, chất lượng?
Giá bán và địa chỉ bán dược liệu bạch hoa xà.
Bạch hoa xà là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Tổng kết về bạch hoa xà

Bên trên là một số thông tin và hình ảnh về cây thuốc, vị thuốc bạch hoa xà: Bạch hoa xà là gì? Tác dụng, công dụng của bạch hoa xà? Đặc điểm, phân bố của bạch hoa xà? Một số bài thuốc hay từ bạch hoa xà, đơn thuốc có thảo dược bạch hoa xà. Và một số thông tin liên quan khác đến dược vị bạch hoa xà.Chúc bạn có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về loại dược liệu quý này.