[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin về cây Cứt lợn: Cây Cứt lợn là gì? Công dụng của Cứt lợn? Một số loại thuốc có chứa Cứt lợn và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ cây Cứt lợn? Và một số thông tin chính về cây Cứt lợn: tên gọi, mô tả, phân bố, thu hái và chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh cây Cứt lợn…
Cây cứt lợn là gì?

Cỏ cứt lợn, bù xích,cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K`ho).
- Tên khoa học: Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc – Asteraceae.
- Tên tiếng Trung: 胜红蓟 (Thắng Hồng kế)
Sự tích cây hoa cứt lợn
Ngày xửa ngày xưa, có một vị quan khoan thai đi vào xóm nhỏ. Gặp một cụ già ngồi uống trà bên gốc cây đa, quan lễ phép hỏi:
– Sao cụ ngồi đây? Không đi làm à? Thế cụ sống bằng gì?…
– Hỏi gì lắm thế, ông ngoại! Ta sống bằng hoa hồng.
– Ồ, cụ lãng mạn thật. Có một nhà văn Nga viết: người ta không chỉ sống bằng bánh mì…
– Lãng mạn cái con khỉ khô. Ta ngồi đây xem có ai hỏi thuê nhà không, ta dắt đi giới thiệu, người ta cho hoa hồng sống qua ngày. Còn gọi là tiền cò đó.
– A, cái đó bọn tôi gọi là tiền bo!
– Thế các cậu cũng dắt mối thuê nhà nữa à?
– Ối, bọn tôi mắc gì mà làm cái việc ấy. Công trình này, dự án này… toàn tỉ đô, cụ ạ!
– Sống qua ngày chứ?
– Làm gì lây lất thế. Báo cáo cụ, bọn tôi cứ gọi là sống khỏe mấy đời. Chỉ hơi vất vả là phải bóp cổ chúng nó mới ăn được 10-20% hoa hồng, cụ ạ!
– Này, ta không mù nên nói thế này: cái mà các cậu chia nhau ăn chẳng phải hoa hồng đâu, mà là hoa cứt lợn đấy.
Sự tích hoa cứt lợn có thể ra đời từ đó.
Công dụng của cây cứt lợn

Công dụng: Nhân dân thường dùng cây cút lợn làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt, rong huyết sau khi sinh nở.
Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát; vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thủng, trục ứ. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh yết hầu sưng đau, ung thủng, mụn nhọt… Sách Quảng Đông trung dược còn nói dùng để trị bệnh sa tử cung và u tử cung.
Một số bài thuốc hay từ cây cứt lợn và một số loại thuốc có chứa cứt lợn
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Cây cứt lợn
- Viêm họng:
Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Viêm đường hô hấp:
Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Sỏi tiết niệu:
Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng:
Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày. - Eczema, chốc đầu:
Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần. - Viêm xoang:
Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày:
Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần. - Chữa viêm xoang mũi dị ứng:
Cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi. - Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở):
30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
Một số thông tin chính về cây cứt lợn

Tên gọi cây cứt lợn
- Tên tiếng Việt: Cỏ cứt lợn, Cây cứt lợn, Cây hoa ngũ sắc, Cây hoa ngũ vị, Cỏ hôi
- Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.
- Họ: Cúc Asteraceae
Mô tả, đặc điểm cây cứt lợn
- Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.
- Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới của lá nhạt hơn.
- Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.
Chú thích:
- Đừng nhầm cầy cứt lợn nói đây với cây bông ổi (ngũ sắc) và cây hy thiêm nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn.
- Một số người thấy cây cứt lợn này có tác dụng tốt, nhưng tên lại xấu xí cho nên đã gọi cây này là cây ngũ sắc, ngũ vị hay còn gọi là cây bông ổi. Vậy chú ý tránh nhầm lẫn, dùng sẽ không thấy có tác dụng mong muốn.
Phân bố, thu hái và chế biến cây cứt lợn
Cứt lợn mọc hoang dại ở khắp nơi. Người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Thường hay dùng cây hơn,
Thành phần hóa học cây cứt lợn
- Thành phần hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới biết trong cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc (cây khô kiệt) tỷ trọng 1,109. Chỉ số axit 0,9, chỉ số este 11,2. Người ta nghi trong tinh dầu có cumarin.Trong hoa có 0,2% tinh dầu, có mùi gây nôn, tỷ trọng 0,9357, αD=9°27. Trong tinh dầu hoa lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocrornen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.
- Theo Nguyễn Văn Đàn và Phạm Trương Thị Thọ (1973 Thông báo dược liệu) thì hàm lượng tinh dầu từ 0,7 đến 2%, tinh dầu hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Chỉ số axit 4,5 chỉ số este 252 đến 254, αD từ -3°8 đến 503. Có tác giả lại tìm thấy ancaloid và saponin.Theo Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (J. Ess. 0il Res. L 135-136 May-June,1980) thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm precocenI(6- demethoxyageratochromen),precocen II (ageratochromen) và caryophyllen. Ba thành phần này chiếm 77% tinh dầu.
Tác dụng dược lý cây cứt lợn
- Năm 1965, y sĩ Điều Ngọc Thực ở Phú Thọ đã phát hiện thấy trong nhân dân dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang mũi dị ứng, đã áp dụng trên bản thân và một số người khác thấy tác dụng tốt, Trên cơ sở thực tế kết quả lâm sàng, Đoàn Thị Nhu và cộng sự (0975 Dược học 4 và 5) đã xác định độc tính cấp LD-50 bằng đường uống là 82g/kg.
- Với liều độ bán mãn dùng trong 30 ngày không thấy gây những biến đổi bất thường đối với các hằng số sinh hoá trong một số xét nghiệm về cơ năng gan và thận. Trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng phù hợp với những kết quả thu được trên thực tế lâm sàng điều trị viêm mũi cấp và mạn.
Công dụng và liều dùng cây cứt lợn
Nhân dân thường dùng cây cút lợn làm thuốc chữa bệnh phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Hái chừng 30-50g cây tươi, đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và uống trong ngày, uống trong 3-4 ngày. Tác dụng chữa viêm xoang mũi dị ứng mới phát hiện: Hái cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau. Hiện nay đã có một số nơi chế thành thuốc sắc sẵn. Phối hợp với nước bồ kết nấu nước gội đầu vừa thơm vừa sạch gầu trơn tóc.
Kiêng kỵ khi dùng cứt lợn
Mua vị thuốc cứt lợn ở đâu uy tín, chất lượng?

CÂY CỨT LỢN là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Tổng kết về cây cứt lợn
Bên trên là một số kiến thức và hình ảnh về cây hoa cứt lợn, tránh nhầm lẫn cây cứt lợn và một số loại cây khác để có tác dụng tốt nhất.