[CPP] Nhu cầu ngâm rượu đinh lăng hiện nay rất cao bởi nhu cầu tìm mua bình ngâm rượu để ngâm đinh lăng là cao nhất. Bởi vậy mỗi ngày không ít người đã tìm hiểu các thông tin về Đinh lăng như: Đinh lăng là gì, đinh lăng lá nhỏ là gì, đinh lăng lá to là gì, có mấy loại đinh lăng, phân biệt các loại đinh lăng, công dụng của đinh lăng, tác dụng của đinh lăng ngâm rượu… Bài viết sau đây sẽ giải đáp một phần thắc mắc của các bạn!

Đinh lăng là gì?

Thông tin cơ bản của Đinh lăng
  • Tên tiếng việt: Đinh lăng
  • Tên khoa học: Polyscias fruticosa (Polyscias ịrmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L))
  • Bộ (ordo): Apiales
  • Họ (familia): Araliaceae
  • Phân họ (subfamilia): Aralioideae
  • Chi (genus): Polyscias
  • Loài (species): P. fruticosa
  • Công dụng: Thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung; còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ (Rễ sắc uống). Lá thương giã đắp chữa vết thương.

Cây đinh lăng còn được biết đến với tên gọi “Nhân sâm quý dành cho người nghèo” do danh y Hải Thượng Lãn Ông đặt. Vậy loại cây này là cây gì, đinh lăng có mấy loại, cây đinh lăng chữa bệnh gì? Và một số lưu ý khi dùng đinh lăng.

Theo Wikipedia, Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng của Họ Cuồng cuồng. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Đặc điểm cây Đinh lăng

Mô tả tóm tắt Đặc điểm cây đinh lăng
  • Đinh Lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40cm, không có lá kèm rõ.
  • Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm.
  • Cụm hoa hình chuỳ ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.
  • Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

Đinh lăng là một loại cây thuộc họ nhân sâm, thân cây nhẵn và không có gai. Chiều cao trung bình của cây đinh lăng là từ 0,8m – 1,5m. Lá cây đinh lăng là lá kép 2-3 lần, có hình dạng xẻ lông chim và có mùi rất thơm. Hoa của cây đinh lăng có màu lục nhạt hoặc trắng xám, mọc thành tán, trong mỗi tán có rất nhiều hoa nhỏ, cụm hoa có hình dạng khuy ngắn. Quả của cây đinh lăng màu trắng bạc, có hình dẹt và thường dài khoảng 3-4mm.

Người ta thường trồng cây đinh lăng để làm thuốc chữa bệnh, gia vị hoặc làm cảnh là phổ biến nhất. Hầu hết tất cả mọi người đều biết đến cây đinh lăng. Rất nhiều người thường hay dùng lá cây đinh lăng ăn kèm với gỏi cá để tăng thêm hương vị của món ăn này. Do đó, mọi người thường gọi cây đinh lăng với một cái tên khác là cây gỏi cá. Không chỉ có là cây mà tất cả các bộ phận của cây đinh lăng như: thân cây, rễ cây đều có thể sử dụng làm một vị thuốc có lợi cho sức khỏe.

Bộ bận được sử dụng nhiều nhất của cây đinh lăng là rễ và lá cây. Khi cây đinh lăng được khoảng 3 đến 4 tuổi người ta sẽ thu hoạch rễ vào mùa đông để thu được nhiều hoạt chất có lợi nhất đối với sức khỏe. Khi thu hoạch rễ cây đinh lăng, người ta phải đào cây lên sau đó rửa thật sạch và cắt bỏ phần rễ gần nhất với gốc cây. Nếu rễ nhỏ thì có thể dùng cả rễ, rễ to thì chỉ tách lấy phần vỏ của rễ để sử dụng.

Trong các nghiên của Y học cổ truyền đã chứng minh được rằng đinh lăng là một loại cây có cùng họ với nhân sâm nên cũng có một số hoạt chất giống như của nhân sâm. Rễ của cây đinh lăng có vị ngọt, tính mát và hơi đắng, có tác dụng giúp cho cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường sự dẻo dai, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng khả năng làm việc và lao động, giảm mệt mỏi, ngủ yên giấc, ăn ngon miệng và tăng cân. Lá cây đinh lăng có vị đắng, tính mát có thể giúp giải độc cho cơ thể khi bị ngộ độc thức ăn, giảm triệu chứng dị ứng, điều trị kiết lị và ho ra máu…

Phân bố sinh thái cây đinh lăng

  • Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie ở Thái Bình Dương, cây được trồng ở Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào… Ở Việt Nam, đinh lăng đã có từ lâu trong nhân dân và được trồng khá phổ biến trong nhân dân và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, trong đình chùa, trạm xá, bệnh viện. . . để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị.
  • Đinh lăng là một cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp nước ta, mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc.Trước đây không thấy dùng làm thuốc, gần đây do sự nghiên cứu tác dụng bổ mới bắt đầu được dùng. Thường đào rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô.
  • Đinh lăng là loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất, thậm chí với 1 lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được, theo kiểu cây cảnh bonsai. Trồng bằng cành sau 2 – 3 năm cây có hoa quả, chưa quan sát cây con mọc từ hạt.
  • Đinh lăng có khả năng tái sinh vô tính khoẻ. Với một đoạn thân hoặc cành cắm xuống đất đều trở thành cây mới.

Thành phần hóa học của Đinh lăng

  • Trong đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, xystein, và methionin là những axit amin không thể thay thế được (Ngô ứng Long-Viện quân y, 1985).
  • Vỏ rễ và lá đinh lăng chứa saponin, alcoloid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, 20 acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu, nhiều nguyên tố vi lượng và 21,10% đường. Trong lá còn có saponin triterpen (1,65%), một genin đã xác định được là acid oleanolic.
  • Từ lá đinh lăng, trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh thuộc Viện Dược Liệu đã phân lập được 5 hợp chất polyacetylen là panaxynol, panoxydol, heptadeca – 1,8 (E) – dien – 4,6 diyn – 3,10 diol, heptateca – 1,8 (E) – dien – 4,6 diyn – 3 ol – 10 on và heptadeca – 1,8 (Z) – dien – 4,6 – diyn – 3 ol – 10 on. Hai hợp chất sau chỉ có trong lá đinh lăng mà chưa thấy có trong các cây khác thuộc chi Panax và họ Araliaceae. Trong rễ đinh lăng cũng tìm thấy 5 hợp chất polyacetylen, nhưng chỉ có panoxydol, panaxynol và heptadeca – 1,8 (E) – dien – 4,6 diyn – 3,10 diol là trùng hợp với các chất trong lá. Ba chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và chống một số dạng ung thư.

Cây dễ nhầm lẫn với Đinh lăng

Nhiều loài khác cũng mang tên đinh lăng, nhưng không được dùng làm thuốc:

  • Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill).
    Lá kép thường chỉ có 3 lá chét trên một cuốn dài, lá chét hình tròn, đầu tù.
  • Đinh lăng lá to hay đinh lăng lá ráng (Polyscias ilicifolia (Merr.) Baill.)
    Lá kép có 11 – 13 lá chét, lá chét hình mác có răng cưa to và sâu.
  • Đinh lăng trổ hoặc đinh lăng viền bạc (Polyscias guifoylei Baill.)
    – Polyscias guifoylei Baill. var. laciniata Baill.
    – Polyscias guifoylei Baill. var. vitoriae Baill.

Tính vị, công năng của đinh lăng

  • Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình.
  • Lá nhạt, hơi đắng, tính bình.
  • Dược liệu có tác dụng bổ 5 tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa.

Công dụng và liều dùng của đinh lăng

  • Tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với người, Đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể chịu được nóng. Người bệnh bị suy mòn uống Đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân.
  • Chỉ định và phối hợp: Đinh lăng dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, sản hậu huyết xông nhức mỏi. Còn dùng làm thuốc chữa ho, ho ra máu, thông tiểu tiện, chữa kiết lỵ. Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.
  • Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bộ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữa sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
  • Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng. Ngày dùng 1- 6 g rễ hoặc 30 – 50 g thân cành dạng thuốc sắc. Có thể dùng rễ khô tán bột hoặc rẽ tươi ngâm rượu uống.
  • Ở Ấn Độ, đinh lăng được dùng làm thuốc làm săn và trị sốt. Rễ và lá sắc uống có tác dụng lợi tiêu chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện. Bột lá được giã với muối và đắp vết thương.

Tác dụng của Đinh lăng

Cây đinh lăng chữa bệnh gì?

Tác dụng dược lý của Đinh lăng

  • Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau đây:
    1. Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.
    2. Với liều 0,1ml cao lỏng đinh lăng cho 20g thể trọng sống làm giảm hoạt động của chuột nhắt trắng.
    3. Đinh lăng tác dụng trực tiếp trên cơ tim ếch, cô lập (theo phương pháp Straub) với liều nhất định làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa, tiến tới tim ngừng đập.
    4. Dung dịch nước 0,2 đến 1% rễ đinh lăng gây co mạch tai thỏ cô lập theo phương pháp Kravkov
    5. Với liều 0,5ml dung dịch cao đinh lăng 100-200% trên 1 kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai đều tăng cường hô hấp về biên độ và tần số: Huyết áp nhất thời hạ xuống.
    6. Trên tử cung tại chỗ, với liều 1ml dung dịch cao đinh lăng 100% cho 1kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai làm tăng co bóp tử cung nhẹ.
    7. Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu gấp trên 5 lần so với bình thường với liều uống 2ml dung dịch đinh lăng 100% cho l00g thể trọng (thí nghiệm trên chuột bạch Trung Quốc).
    8. Liều độc: Đinh lăng ít độc, so với nhân sâm còn ít độc hơn.
    9. Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì Eleutherococcus của Liên Xô cũ, đương qui, ba kích. Tác dụng này có thể là do tính chất bổ chung nhưng còn có thể do cơ chế điều nhiệt của đinh lăng.
    10. Ngô ứng Long và Xavaev (Liên Xô cũ) đã cùng nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược. Thực nghiệm trên người, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện tập
  • Đinh lăng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen.
  • Nước sắc đinh lăng có tác dụng kháng với trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm mao Paramoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước ngâm rơm và nước ao. Nước sắc đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ở mức độ vừa, bảo vệ được 60% chuột lang qua cơn choáng.
  • Dựa theo kinh nghiệm dân gian, đinh được áp dụng điều trị bệnh nhân lỵ amip cấp. Sau 10 ngày hết triệu chứng lâm sàng, và sau 16 ngày xét nghiệm lại, trong phân hết thể amip thực huyết, hết kén.
  • Đinh lăng có tác dụng kháng Entamoeba histolytica, làm đơn bào co thành kén và có tác dụng kích thích miễn dịch gây chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy in vitro.
  • Đinh lăng đã được nghiên cưới tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu trong thí nghiệm gây mẫn cảm chuột nhắt bằng hồng cầu cừu. Sau đó 4 ngày, mổ tách tế bào lách và ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào tạo mảng dung huyết và thấy đinh lăng thể hiện tác dụng kích thích miễn dịch mạnh. Đã thử tác dụng chống trầm uất theo nghiệm pháp “trạng thái thất vọng” và thấy đinh lăng có tác dụng giảm “trạng thái thất vọng”, chống trầm uất. Trong thí nghiệm trên động vật được uống đinh lăng cũng như trong thí nghiệm in vitro, ủ tổ chức não hoặc gan với dịch chiết đinh lăng và sau đó định lượng hoạt độ men MAO, thấy đinh lăng có tác dụng ức chết mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. Đinh lăng còn có tác dụng giảm chứng tăng cholesterol trong máu gây theo cơ chế nội sinh bằng Tween 80.
  • Dịch chiết đinh lăng còn được thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và thấy K+ Na+ ATPase đều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đối với ATPase dạng hoà tan, kết quả tương tự như ATPase của màng tế bào. Sự kích thích hoạt tính men của dịch chiết đinh lăng có khả năng đối kháng sự kìm hãm K+ Na+ ATPase của aminazin. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích sinh dục ở động vật già và kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững.

Tham khảo thêm Một số Tác dụng của cây đinh lăng theo y dược học hiện đại:

TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM cũng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác dụng của cây đinh lăng trong suốt 7 năm (2000-2007). Nghiên cứu của tiến sĩ Hương đã chỉ ra đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn sâm. Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, cây có tác dụng tăng thể lực, chống stress, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.

  • Lá đinh lăng có thể nghiền nhỏ và đặt trên vết thương để ngăn chặn sưng và viêm. Rễ có thể được đun sôi và uống để kích thích đi tiểu, làm dịu thần kinh, giảm đau khớp và hít phải để kích thích đổ mồ hôi.
  • Dịch chiết cồn của cây đinh lăng có tác dụng chống hen, chống histamin và ức chế tế bào mast giúp nó hữu ích trong việc điều trị hen suyễn.
  • Rê cây đinh lăng có tác dụng tăng đáng kể chức năng bộ nhớ cũng như thời gian sống sót của chuột già.

Lưu ý khi dùng Đinh lăng

Lạm dụng rễ cây đinh lăng có thể làm vỡ hồng cầu

Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng gần như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Lá đinh lăng cũng được dùng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới ốm dậy. Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong dễ đinh lăng, chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy”.

Phân loại Đinh lăng, Đinh lăng có mấy loại?

Các loại đinh lăng
Các loại đinh lăng

Cây đinh lăng có mấy loại là vấn đề nhiều người quan tâm. Dựa vào hình dáng, người ta phân cây đinh lăng thành những loại như sau:

  • Cây đinh lăng lá nhỏ: Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất. Loại cây này thường dùng để làm lá gia vị, hoặc lấy thân và rễ cây để làm thuốc. Cây đinh lăng lá nhỏ được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay.
  • Cây đinh lăng đĩa: Loại cây này có hình dáng to, thường được trồng để làm cảnh nên rất ít người biết về loại cây này.
  • Cây đinh lăng lá răng: Đặc điểm của loại cây này là lá cây có bản tròn và xé răng cưa. Chúng thường được bán tại các tiệm cây cảnh để trang trí trong nhà.
  • Cây đinh lăng lá to: Loại cây này khá hiếm gặp trong đời sống. Lá của loại cây này hình thuôn và to khong như cây đinh lăng lá nhỏ.
  • Cây đinh lăng lá tròn: Lá của loại cây này hình tròn nên cũng được gọi với cái tên như vậy. Loại cây này thường được nhiều người lựa chọn dùng để trồng làm cảnh trong nhà.
  • Cây đinh lăng lá bạc: Loại cây này về hình dáng thì tương đối giống với cây đinh lăng lá răng. Tuy nhiên có một đặc điểm rất dễ nhận thấy ở loại cây này đó là viền lá của chúng có màu trắng rất nổi bật.

Bên dưới là một số thông tin và hình ảnh các loại cây đinh lăng giúp bạn phân biệt để bạn dễ dàng chọn đúng cây đinh lăng mình cần.

Đinh lăng lá nhỏ – sâm Nam Dương

Đinh lăng lá nhỏ
Đinh lăng lá nhỏ

Cây đinh lăng lá nhỏ thường được gọi tắt là cây đinh lăng, vì chúng là loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Một số tên gọi khác của đinh lăng lá nhỏ là đinh lăng nếp, gỏi cá, sâm Nam Dương. Đinh lăng lá nhỏ có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn, chiều cao từ 80cm đến 2m nếu được chăm sóc tốt.

Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá đinh lăng có thể dùng để chế biến món ăn (nổi bật nhất là món gỏi cá), làm thuốc, làm gối đinh lăng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rễ cây đinh lăng được ví là nhân sâm của người nghèo, được dùng để sắc nước hoặc ngâm rượu uống rất bổ, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Đinh lăng lá to

Đinh lăng lá to
Đinh lăng lá to

Cây đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias filicifolia, tên gọi khác là đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Đinh lăng lá to khá hiếm gặp, lá dày và to hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.

Đinh lăng đĩa

Đinh lăng đĩa
Đinh lăng đĩa

Cây đinh lăng đĩa có lá khác hẳn với đinh lăng lá nhỏ, dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được biết đến.

Đinh lăng lá răng

Đinh lăng lá răng
Đinh lăng lá răng

Cây đinh lăng lá răng có dáng lá xẻ răng cưa, thường được trông để làm cây kiểng.

Đinh lăng lá tròn

Đinh lăng lá tròn
Đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn có tên khoa học là Polyscias balfouriana, tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến.

Đinh lăng lá tròn
Đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn có dáng lá to, xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng làm cây cảnh.

Đinh lăng lá vằn

Đinh lăng lá vằn
Đinh lăng lá vằn

Cây đinh lăng lá vằn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei, có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, loại cây đinh lăng này rất hiếm gặp.

Đinh lăng mép lá bạc

Đinh lăng mép lá bạc
Đinh lăng mép lá bạc

Cây đinh lăng mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata, tên gọi khác là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng đinh lăng bonsai.

Đinh lăng loại nào là tốt nhất?

Đinh lăng lá nhỏ là loại có tác dụng tốt cho sức khỏe và phổ biến nhất, thường được gọi là cây đinh lăng ở Việt Nam.

Cây đinh lăng lá nhỏ chứa nhiều chất saponin, có tác dụng trị liệu, tốt cho sức khỏe hơn đinh lăng lá to. Tuy nhiên, đinh lăng lá to cho năng suất cao hơn đinh lăng lá nhỏ.

Cách sử dụng đinh lăng

Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Ở nước ta, đinh lăng có từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và gia vị. Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá.

Bộ phận dùng đinh lăng

Củ rễ thu hái vào mùa thu, lúc này rễ mềm, nhiều hoạt chất, rửa sạch. Rễ nhỏ đế nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái rễ mỏng, phơi khô ở chổ mát, thoáng gío để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%. Sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm.

Sử dụng trong y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc.

Đơn thuốc có đinh lăng

  • Chữa bệnh mỏi mệt, biếng hoạt động: Đinh lăng (rễ) phơi khô, thái mỏng 0,50g, thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.
  • Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng. Uống luôn 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường (y sĩ Kim Hoán, Y học thực hành, 7-1963).
  • Chữa vết thương: Giã nát lá đinh lăng đắp lên.
  • Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau, tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.
  • Thuốc lợi sữa: Lá đinh lăng tươi 50 – 100g, bong bóng lợn 1 cái. Băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn.
  • Chữa đau tử cung: Cành và lá đinh lăng rửa sạch sao vàng, sắc uống thay chè.
    Chữa mẩn ngứa do dị ứng: Lá đinh lăng 80g, sao vàng, sắc uống. Dùng trong 2 – 3 tháng.

Các món ăn ngon từ Đinh lăng

Đinh lăng không chỉ là vị thuốc quý mà còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu vài món ăn phổ biến được chế biến từ đinh lăng:

Món 1: Canh đinh lăng sườn non

Canh đinh lăng sườn non lạ miệng lại bổ dưỡng, hấp dẫn với mùi thơm đặc trưng của lá đinh lăng. Món canh cực kỳ giản đơn lại rất dễ chế biến.

Nguyên liệu:

  • Sườn non 100 gr
  • Lá đinh lăng non 200 gr
  • Hạt nêm 2 muỗng cà phê
  • Bột ngọt ¼ (một phần tư) muỗng cà phê
  • Hành khô
  • Tiêu ½ (một phần hai) muỗng cà phê
  • Nước lọc 500 ml.

Cách làm:

  • Trước tiên bạn lấy lá đinh lăng nhặt, rửa thật sạch, xắt nhỏ.
  • Sườn non rửa thật sạch, chặt miếng vừa ăn, có thể trần qua bằng nước sôi và để ráo, ướp cùng hành khô, hạt tiêu, muối, đường để khoảng 15 phút.
  • Cho sườn đã ướp vào nồi đổ nước rồi nấu sôi, giảm bớt lửa, hớt bọt cho nước trong, nấu đến khi sườn chín mềm thì đinh lăng vào, nấu tiếp cho canh thơm dậy mùi đinh lăng thì tắt lửa, nêm vừa ăn. Múc canh ra bát ăn chung với cơm nóng.
  • Canh sườn lá đinh lăng không chỉ ngon ngọt với nước hầm sườn non mà còn thơm mùi đặc trưng của lá đinh lăng làm cho bữa ăn nhà bạn ngon miệng một cách lạ thường.

Món 2: Cá kho đinh lăng

  • Cá kho đinh lăng không tanh, có mùi thơm hấp dẫn, bùi và rất lạ miệng.
  • Cá sau khi làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị cho thấm. Khi nồi cá sôi, cho lá đinh lăng đã cắt ngắn vào.
  • Đun trên bếp nhỏ lửa cho cá thật nhừ. Lá đinh lăng chín mềm và thịt cá đậm vị là được. Cá kho đinh lăng có vị thơm, không tanh, lá đinh lăng nhừ mà không nát.
  • Đinh lăng cuộn tai lợn thích hợp làm món nhậu bởi độ giòn của tai heo, mùi thơm của thính gạo và lá đinh lăng. Tai lợn rửa sạch, trụng qua nước sôi khoảng 5 phút cho chín.

Cách ngâm rượu Đinh lăng

Ở đây chúng tôi hướng dẫn bạn cách ngâm Đinh lăng tươi vì đinh lăng tươi vẫn là phổ biến.

Bước 1: Cách rửa sạch củ đinh lăng

Cách tốt nhất để làm sạch củ đinh lăng một cách triệt để là dùng vòi xịt nước công suất mạnh (vòi xịt rửa xe máy) để loại bỏ đất cát bám ở từng khe, kẽ của rễ cây.

Bước 2. Dùng dao hoặc thìa sắt cạo bỏ lớp vỏ mỏng ngoài cũng của phần thân nối với củ (phần gần mặt đất nhất khi cây đinh lăng còn được trồng dưới đất) rồi rửa sạch với nước và lau khô. Mục đích của việc này là làm cho bình rượu đinh lăng của bạn sau khi ngâm sẽ không bị vẩn đục và không bị tanh.

Bước 3. Ở bước này, nếu khéo tay bạn có thể điêu khắc củ đinh lăng theo ý muốn hoặc sắp đặt vị trí củ đinh lăng trong bình để tạo dáng trước khi đổ rượu vào ngâm.

Bước 4. Đổ rượu nếp nồng độ 40 đến 42 độ vào bình đinh lăng theo tỉ lệ 1:7 (từ 1 kg đinh lăng ngâm với 7 lít rượu ngon). Tỉ lệ này sẽ đảm bảo cho bạn có được một bình rượu đinh lăng với hàm lượng dưỡng chất hợp lý sau khi ngâm và không gây ra tác dụng phụ đnág tiếc khi sử dụng.

Bởi củ đinh lăng có chứa nhiều saponin. Đây là một nhóm các ginsengnoid có tác dụng tốt cho cơ thể nhưng nếu sử dụng quá liều có thể gây phá vỡ hồng cầu dẫn đến hiện tượng nôn ói, mệt mỏi, tiêu chảy…

Thưởng thức rượu đinh lăng:

  • Rượu ngâm từ củ đinh lăng tươi nên ngâm tối thiểu 6 tháng mới mang ra sử dụng, càng ngâm lâu thì càng tốt.
  • Khi ngâm đủ thời gian rượu đinh lăng sẽ ngả màu vàng cánh gián rất đẹp, có mùi thơm dịu đặc trưng và nồng độ rượu xuống còn 32 đến 35 độ. Rượu khi uống sẽ có vị man mát ở đầu lươi, khi vào tới bụng sẽ bừng nóng.

Đinh lăng càng già, càng lâu năm tuổi có tốt không?

Đinh lăng già quá không tốt

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng khám đa khoa Chùa Cảm Ứng, Hà Nội) cho hay: “Đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh. Hơn thế theo nguyên lý tự nhiên, những cây quá lâu năm có thể không còn tốt bởi các chất trong rễ cây đã bị lão hóa, không còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nữa. Theo tôi, rễ đinh lăng tốt nhất khi đạt ở độ tuổi 5 đến 10 năm. Ngoài ra khi mua rễ đinh lăng, người mua cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ với các loại đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ… vốn chỉ có tác dụng tăng lực yếu, không bổ”.

Cách trồng cây đinh lăng

  • Đinh lăng được trồng phân tán ở khắp nơi, để làm cảnh, lá làm gia vị, rễ làm thuốc. Hiện nay một số nơi đã bắt đầu trồng đinh lăng với qui mô sản xuất thử (1000 – 2000 m2).
  • Đinh lăng được nhân giống bằng cành. Trong dân gian, khi trồng 1 vài cây trong chậu, trong bồn, góc sân, góc vườn… người ta chỉ cần lấy 1 đoạn thân cành cắm xuống đất là được. Nếu trồng lớn, chọn cành bánh tẻ có đường kính từ 1 – 1,5 cm, cắt thành đoạn dài 5 – 7 cm, giâm trong cát ẩm (70%). Sau 7 – 10 ngày, hom giống nẩy mầm và sau 1,5 – 2 tháng có thể ra ngôi. Cành giâm lúc đầu chỉ ra rễ ở đầu dưới của cành. Thực tiễn thấy rằng, rễ này nhỏ và chất lượng kém hơn rễ phát sinh từ gốc chồi tái sinh. Tuy nhiên chồi tài sinh của đinh lăng ra rễ rất chậm. Đó là lý do tại sao đinh lăng lâu được thu hoạch. Vấn đề này đang được nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục.
  • Đất trồng đinh lăng cần nhiều màu, tầng canh tác sâu, tơi xốp, cao ráo, thoát nước và tiện tưới. Sau khi làm đất, khơi rãnh thoát nước hoặc lên thành luống, bứng cây con ra trồng với khoảng cách 0,8 x 0,6 m. Mỗi gốc cây cần bón lót 3 – 5 kg phân chuồng hoai mục. Đinh lăng trồng được quanh năm, tốt nhất là giâm cành vào tháng 7 – 8. Khi trồng nên cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước giúp cây nhanh phục hồi. Cây ưa bóng và ưa ẩm nên có thể trồng xen dưới tán cây trong vườn. Thường xuyên làm cỏ, nhất là lúc mới trồng.
  • Từ giữa mùa xuất đến mùa thu, thời kỳ sinh trưởng mạnh, cần bón thúc cho cây. Dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng, phân vi sinh hoặc NPK, liều lượng tùy mức độ sinh trưởng của cây.
  • Đinh lăng không có sâu bệnh nghiêm trọng, cây trồng dau 7 – 10 năm mới được thu hoạch. Cây càng già, năng suất và chất lượng rễ càng cao.

Minh chứng khoa học

  • Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam, dung dịch cao Đinh lăng có tác dụng: Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta (những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới); tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng; tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ; tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
  • Nhìn chung, dưới tác dụng của cao Đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
  • Qua thử nghiệm trên các nhà du hành vũ trụ, các nhà khoa học Nga và Việt Nam nhận thấy dịch chiết rễ đinh lăng giúp tăng thể lực, sức chịu đựng trong các bài luyện tập tư thế tĩnh đầu dốc ngược và có tác dụng hiệu quả hơn sâm Triều Tiên. Bởi vậy mà các chế phẩm rễ Đinh Lăng lá nhỏ được các nhà nghiên cứu Nga gọi là “Thuốc sinh thích nghi“ (Adaptogen) và đã được Liên Xô và nước ta sử dụng trong chương trình Du hành vũ trụ Intercosmos và chúng tỏ nó tốt hơn Sâm Liên Xô. Mặt khác, khi bộ đội luyện tập hành quân được sử dụng viên bột rễ đinh lăng thì khả năng chịu đựng, sức dẻo dai của họ tăng lên đáng kể.
  • Các nghiên cứu của nước ta cũng cho thấy bột rễ hay dịch chất rễ Đinh Lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm tốt hơn Vitamin C và chè giải nhiệt. Dịch chiết rễ hay bột rễ Đinh Lăng còn có tác động ức chế men Monoamin oxydaza (M.A.O) trên cơ thể (Sâm Triều Tiên và Tam thất không có). Nhờ vậy giúp duy trì việc dẫn truyền xung động thần kinh một cách liên tục và mạnh mẽ, gây nên sự kích thích sinh học cơ thể, làm cơ thể không mỏi mệt, có cảm giác sung sức thoải mái. Đó là tác dụng làm tăng lực của cây thuốc này.
  • Vì có khả năng ức chế M.A.O, nên dịch chiết rễ và bột rễ Đinh Lăng có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
  • Những nghiên cứu về tính kháng khuẩn đã cho thấy nước sắc, rượu lá Đinh Lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột, nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.

Ứng dụng lâm sàng của Đinh lăng

  • Chữa mệt mỏi:
    Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
  • Chữa ho lâu ngày:
    Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
  • Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương:
    Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau. Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
  • Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp):
    Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
  • Thông tia sữa, căng vú sữa:
    Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.
  • Chữa liệt dương:
    Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa viêm gan:
    Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Chữa thiếu máu:
    Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Cách chọn bình ngâm rượu Đinh lăng đẹp

Để ngâm đinh lăng, bạn nên chọn những bình hình trụ: xem thêm Bình ngâm rượu Hình trụ. Ngoài ra, để biết nơi bán Bình ngâm rượu uy tín, giá rẻ ở đâu, hãy xem Địa chỉ bán bình ngâm rượu.

Mua đinh lăng ở đâu?

Đinh lăng là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Bên trên là một số thông tin và hình ảnh về cây đinh lăng, tác dụng đinh lăng, cách ngâm rượu đinh lăng, những lưu ý khi sử dụng đinh lăng…

5/5 - (14 bình chọn)

Trả lời

Your email address will not be published.