[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin về cây Hương phụ: Cây Hương phụ là gì? Công dụng của Hương phụ? Một số loại thuốc có chứa Hương phụ và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ cây Hương phụ? Và một số thông tin chính về cây Hương phụ: tên gọi, mô tả, phân bố, thu hái và chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh cây Hương phụ…
Cây hương phụ là gì?

Hương phụ còn gọi là cây Cỏ cú, củ gấu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Củ gấu Cyperus rotundus L. thuộc họ Cói (Cyperaceae) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục. Cây Củ gấu mọc khắp nơi trên đất nước ta và nhiều nước khác châu Á như Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Indonesia.
- Tên dược: Rhizoma cyperi.
- Tên thực vật: Cyperus rotundus L
- Tên thường gọi: cyperus tuber (hương phụ).
- Tiếng Trung: 香附
Ý nghĩa tên Hương phụ
Trong Đông y lưu truyền câu nói: Chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu vị Trần bì và cho nữ giới không thể không dùng vị Hương phụ (Nguyên văn: Nam bất thiểu Trần bì, nữ bất ly Hương phụ) để nói lên tác dụng quý của mỗi loại thảo dược khác nhau trong điều trị các bệnh cho mỗi giới.
Đại danh y Chu Đan Khê từng nói: “Phụ nhân kiến thiên tính bỉ, tỳ ngoại gia chí bất đắc thân, uất nộ vô thời bất khởi, cố Hương phụ vi nữ nhân tiên dược”, diễn nghĩa: Người phụ nữ có cái nhìn thiên lệch không xa rộng, tính tình thường không được thỏa mãn, uất ức giận giữ lúc nào cũng có thể xảy ra, cho nên Hương Phụ là tiên dược của họ. Hương phụ là vị thuốc được ứng dụng và thu được hiệu quả cao trong y học cổ truyền.
“香附” Hương là vì khi bẻ ra vị thuốc có mùi rất thơm, phụ là dựa vào hay nhờ vào, nghĩa là dựa vào mùi thơm mà Hương phụ có được tác dụng lý khí, giải uất… để chữa được bệnh.
Đối với người phụ nữ thì Hương phụ như là đức tính biết dựa vào đức hạnh tốt đẹp mà đối nhân xử thế in dấu lại tiếng thơm. Thuốc có vị cay nên có khả năng tán như người phụ nữ có cái nhìn thoáng đạt; vị đắng nên có thể giáng như người phụ nữ biết nhẫn nhịn, nhu thuận; vị ngọt nên giúp cho khí hòa, khí hòa thì mọi bệnh tiêu biến như người nữ nên hiền hòa, dịu dàng.
Khi nhìn sự sinh trưởng và khi chế biến thuốc, thấy rằng: Cỏ gấu đâm xuyên chằng chịt khắp mọi nơi và rất khó triệt bỏ nó, chỉ cần còn một ít củ sẽ rất nhanh chóng lan thành một đám rộng. Đó để chỉ cho nữ giới cần tu dưỡng đạo đức trong rất nhiều vấn đề, có sự kiên trì hướng về phẩm hạnh Chân – Thiện – Mỹ. Khi lấy vị thuốc này về bào chế tốn rất nhiều công mới có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, cũng như người phụ nữ cần sửa đổi tâm tính cũng sẽ rất là khó mà vẹn toàn, đạt đến thân tâm kiện khang. Nhưng khó chứ không phải là không làm được, chỉ cần như Hương phụ từ một mảnh nhỏ của củ mà lên thành 1 cây, 2 cây, rồi thành khóm, thành bãi cỏ, thì sẽ có ngày tất thành công.
Thật vậy, Hương phụ là “tiên dược” của phụ nữ khi sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý. Đây cũng là vị thuốc mà tạo hóa tạo ra để thức tỉnh bổn phận của người phụ nữ. Mỗi khi đến khám chữa bệnh thì bà, mẹ, hay cô gì của chúng ta đều được vị thầy thuốc khuyên nên tu tâm dưỡng tính, để bỏ bớt phiền muộn và tính tình nóng nảy thì cả bệnh và cuộc sống sẽ có biến chuyển tốt hơn. Ngày nay, đạo đức của xã hội ngày một tụt dốc, người phụ nữ lại là “nội tướng” của gia đình. Nếu trong bản thân sẵn có vị thuốc “Hương phụ – sự tu dưỡng” thì thế giới sẽ có tương lai tốt đẹp hơn.
Công dụng của cây hương phụ
Công dụng: Điều kinh, giải cảm, tiêu thực, huyết ứ, tiêu đờm, đau dạ dày, viêm tuyến vú; ngực, bụng đau, nhức đầu (Rễ củ sắc uống).
Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Một số bài thuốc hay từ cây hương phụ và một số loại thuốc có chứa hương phụ

Cao hương ngải
Hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ mỗi thứ 1 gam, thêm nước vào sắc kỹ, cô đến còn 10ml, thêm đường vào cho đủ ngọt. Đóng vào ống 10ml, hàn và hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ). Thuốc có thể bảo quản trong nhiều năm không hỏng. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh, đau bụng, khó sinh nở, khí hư bạch đới. Ngày uống từ 3 -6 ống. Muốn cho kinh nguyệt đều uống đón kinh, 10 ngày trước ngày dự đoán co kinh. Uống luôn như vậy trong 2 hay 3 tháng. Có thể dùng lâu hơn.
-
- Đơn này do Đỗ Tất Lợi xây dựng và đưa vào áp dụng rộng rãi đầu tiên năm 1946 với tên FUNUX, năm 1955 đổi thành CYRERIN. Từ 1958 bộ môn dược liệu Trường đại học dược khoa đưa ra với tên Hương ngải và đã áp dụng thí nghiệm tại phòng khám phụ khoa bệnh viện C. Theo báo cáo của bệnh viện C ngày 21-9-1961 thì theo dõi trên lâm sàng thấy tác dụng thông kinh rõ rệt, ảnh hưởng tới thông kinh tốt. Tất cả các bệnh nhân đều giảm đau nhiều hay ít (có một trường hợp đã dùng thuốc tây không có tác dụng) dùng đơn này thấy có kết quả tốt. Đối với lượng huyết kinh làm kinh ra nhiều, tươi hơn, làm bệnh nhân phấn khởi (Nguyễn Khắc Liêu)
- Hiện nay trên thị trường Hà Nội có một loại thuốc điều kinh mang tên Điều kinh hương ngải đóng chai, có rượu. Đơn thuốc không hoàn toàn đúng đơn nói trên. Cần theo dõi phân biệt khi áp dụng.
- Thuốc ống HA 1. Từ 1964, để tránh nhầm lẫn và tiết kiệm ống, tác giả đã đổi tên thuốc ống cao hương ngải thành HA 1: Trong mỗi ống có ích mẫu, hương phụ, ngải cứu và lá bạch đồng nữ, mỗi thứ 2g (đặc gấp 2 lần ống cao hương ngải).Cách chế cũng như chế cao hương ngải. Ngoài công dụng chữa bệnh phụ khoa, chúng tôi đã áp dụng có kết quả trong một số trường hợp cao huyết áp. Mỗi ngày chỉ dùng 2-3 ống HA 1.
- Theo báo cáo của bệnh viện Việt-Tiệp Hải phòng (Y học thực hành 5-1965) tren 90% bệnh nhân dùng thuốc đều phát biểu có cảm giác dễ chịu khi uống thuốc. Uống thuốc này họ thích hơn các tân dược vì “không nóng”. Nhiều bệnh nhân so sánh HA 1 giảm nhức đầu chậm hơn resecpin nhưng êm dịu hơn, đồng thời lại khoan khoái dễ chịu vì ăn ngủ được và thậm chí, tiếng kêu chim chíp trong đầu mất hẳn.
- Tại những nơi không có điều kiện đóng ống ta có thể sắc mỗi ngày một lần dùng cho cả ngày theo đơn thuốc sau đây: Hương phụ, ngải cứu. ích mẫu, lá bạch đồng nữ mỗi vị 4-6g, thêm 300ml nước, đun sôi và giữ sôi trong nửa giờ. Thêm đường vào cho ngọt mà uống trong ngày.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc hương phụ & tổng hợp một số đơn thuốc từ hương phụ
- Trị đau sườn ngực và đau bao tử cơ năng:
Tiểu ô trầm thang: Hương phụ 8g, Ô dược 10g, Cam thảo 4g sắc uống. - Trị vị hàn khí thống:
Lương phụ hoàn: Hương phụ, Lương khương đều 10g, sắc uống, - Trị đau ngực sườn:
Dùng Hương phụ 10g, Diên hồ sách 8g, sắc uống - Trị dau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt:
Tứ chế Hương phụ hoàn: Hương phụ 4 phần bằng nhau chế 4 cách khác nhau: ngâm muối, giấm, rượu, đồng tiện, sao tán bột làm hoàn.
Hương phụ, Ngải diệp, Trần bì đều 15g, Nguyệt qúi hoa 2 đóa sắc uống hoặc Hương phụ 20g, Ích mẫu thảo 10g, sắc uống trị đau bụng kinh. - Trị rối loạn tiêu hóa, ăn không biết ngon:
Hương sa dưỡng vị hoàn, thang: Hương phụ 6g, Sa nhân 3g, Mộc hương 5g, Chỉ thực 6g, Đậu khấu nhân 5g, Hậu phác 10g, Hoắc hương 5g, Bạch truật 10g, Trần bì 10g, Phục linh 10g, Bán hạ 10g, Cam thảo 3g, Sinh khương 10g, Táo 5 quả sắc uống trị tỳ vị hư nhược, ăn kém ngon, nôn, tiêu chảy, bụng đầy. - Trị bụng đầy trướng:
Hương phụ 8g, hải tảo 4g, nấu với rượu, rồi lấy nước mà uống và ăn luôn cả hải tảo. - Trị phụ nữ có thai nôn khan, nôn ra nước chua, thai động, ăn uống không ngon và nằm ngồi không được:
Hương phụ 80g, hoắc hương 8g, cam thảo 8g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi và ít muối. - Trị sa trực trường:
Hương phụ, kinh giới tuệ, hai vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g, bên ngoài nấu hương phụ và kinh giới để ngâm rửa. - Trị mộng tinh lâu ngày không khỏi:
Hương phụ 500g, phục thần (hoặc phục linh) 180g. Hương phụ ngâm với nước vo gạo 1 đêm, vớt ra, bỏ rễ. Lại ngâm với rượu, đồng tiện, nước muối, sữa bò, nước đậu đen 1 đêm. Lấy ra sấy khô, cho phục thần vào, tất cả tán thành bột, trộn với mật ong làm thành hoàn 10g. mỗi ngày, vào buổi tối uống 1 hoàn với nước muối pha loãng. - Khai uất, điều kinh:
Hương phụ chia làm 4 phần, ngâm riêng mỗi phần với muối, dấm, rượu, nước tiểu trẻ em. Sao khô, nghiền thành bột mịn làm hoàn. Dùng khi tinh thần uất ức gây nên kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, vú trướng đau, đây cũng là tác dụng “đặc biệt” của hương phụ, đến nỗi người xưa đã có câu: “Nam bất thiểu trần bì, nữ bất ly hương phụ”, người phụ nữ do tâm tính riêng biệt, dễ bị uất ức dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, vú trướng đau… rất cần vị hương phụ (tẩm dấm – để đi vào can khí) để giải các uất ức. Đây có lẽ do hương phụ có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh (YHHĐ) và sơ can giải uất (YHCT). - Trị kinh nguyệt không đều:
Hương phụ (sao) 9g, ích mẫu thảo 20g, đường đỏ (hồng đường) 20g. Hương phụ và ích mẫu nấu trước, khi sôi đều, lọc bỏ bã, thêm đường vào uống. Liên tục 3 – 5 ngày. Trị rong kinh, trĩ bị chảy máu rỉ rả: hương phụ sao qua tán mịn, mỗi lần uống 6g với nước cháo hoặc nước hồ nếp. - Trị đau bụng kinh:
Hương phụ, ngải diệp, trần bì đều 15g, nguyệt qùy hoa 2 đóa, sắc uống.
Hương phụ 20g, ích mẫu thảo 10g, sắc uống. - Trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở:
Hương phụ 20g, ích mẫu 15g, ngải diệp 10g, nhân trần 15g, đỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang.
Hương phụ 20g, ích mẫu 15g, ngải cứu 6g, bạch đồng nữ 8g, thêm 300ml nước, đun sôi và giữ sôi trong nửa giờ. Thêm đường vào cho ngọt mà uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều, uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh. Đây là bài thuốc cao hương ngải đã được tin dùng từ nhiều năm qua.
Món ăn chữa bệnh từ cây Hương Phụ
- Trị nhiễm độc thai nghén và phù nề với canh bí đao hương phụ:
500g bí đao + 12g hương phụ. Bí đao gọt vỏ thái lát, rồi đem nấu canh cùng hương phụ. Ăn ngày 1 lần, liên tục 5 – 10 ngày. - Trị rối loạn kinh nguyệt vói thịt bò hầm ngải cứu hương phụ:
250g thịt bò + 12g ngải cứu + diên hồ sách 12g, hương phụ 10g. Cho tất cả vào một chiếc túi vải xô + gừng đập dập + thịt bò thái lát. Cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Bỏ túi bã thuốc và ăn liên tục trong 5-7 ngày. - Rượu hương phụ trị đau tức liên sườn, đau vùng chậu:
Hương phụ tứ chế 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm 7 ngày là có thể mang ra sử dụng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml.
Một số thông tin chính về cây hương phụ

Tên gọi cây hương phụ
- Tên tiếng Việt: Củ gấu, Cỏ gấu, Hương phụ, Cỏ cú, Nhả chông mu (Tày), Sa thảo
- Tên khoa học: Cyperus rotundus L.
- Họ: Cyperaceae
Mô tả, đặc điểm cây hương phụ
- Cỏ gấu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 20-60cm, thân rễ phát triển thành củ, tùy theo đất rắn hay xốp củ phát triển to hay nhỏ, ở vùng bờ biển củ to dài còn gọi là hải dương phụ (hương phụ vùng biển). Lá nhỏ hẹp, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây.
- Vào tháng 6, trên ngọn cây có 3 đến 8 cụm hoa, hình tán màu xám nâu, hoa lưỡng tính, 3 nhị dài chừng 2mm, nhụy có đầu núm chia thành 2 nhánh như lông tơ, quả 3 cạnh màu xám.
- Cỏ gấu mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển. Còn thấy mọc những ở nước khác vùng Châu Á như Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Indonexia.
- Thu hoạch cỏ gấu hiện nay chỉ mới dựa vào nguồn mọc hoang thiên nhiên; không ai trồng. Có thể kết hợp với việc làm cỏ vườn, ruộng để thu hoạch hay có thể tổ chức thu hái riêng. Thường hay đào về mùa xuân, nhưng đào về mùa thu củ chắc và tốt hơn.
- Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô.
- Khi dùng có thể dùng sống (nghĩa là củ chế biến như trên, dùng ngay), sắc hay ngâm rượu tán bột. Có thể chế biến thêm nữa. Các lương y thường chế biến phức tạp rồi mới dùng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì không cần chế biến gì thêm vẫn tốt.
Các lương y thường dùng thất chế hoặc tứ chế hương phụ, phổ biến nhất là tứ chế. Thất chế hay tứ chế cũng lại có nhiều cách làm. Dưới đây chúng tôi giới thiệu phương pháp hay dùng nhất:
- Cân 1kg hương phụ, chia làm 4 phần: một phần 250g ngâm với 200ml giấm (có độ axit axetic 5%), một phần ngâm rượu 40%, một phần ngâm nước tiểu trẻ em (nước tiểu của trẻ khỏe mạnh, bỏ phần đầu và cuối, chỉ lấy phần giữa), một phần ngâm nước muối 15%. Thời gian ngâm thay đổi tùy theo mùa: 1 ngày 1 đêm nếu là mùa hè, 3 ngày 3 đêm nếu mùa thu, 7 ngày 7 đêm nếu mùa đông. Cuối cùng lấy ra sao hay phơi khô rồi trộn đều 4 phần với nhau. Theo lý luận đông y, ngâm giấm vị chua là để thuốc vào gan, muối vị mặn sẽ dẫn thuốc vào thận, rượu bốc lên cho nên dẫn thuốc đi lên trên, nước tiểu thêm tác dụng bổ.
- Đáng lẽ chia 4 phần, có người dùng giấm và rượu mỗi thứ 160g, muối 20g, nước tiểu trẻ em mạnh khỏe vừa đủ để ngập hương phụ, cho vào đó 600g hương phụ rồi ngâm theo thời gian nói trên, cuối cùng sấy hay phơi khô mà dùng.
- Thất chế là làm như trên nhưng thêm 3 lần tẩm nữa như tầm với nước gừng, tẩm nước cam thảo, nước vo gạo. Nghĩa là tẩm với 7 thứ.
- Trên thực tế còn nhiều cách chế biến rất phức tạp và thay đổi tùy theo sáng kiến của thầy thuốc. Cho nên khi dùng cũng như khi nghiên cứu cần biết dùng loại hương phụ nào. Qua kinh nghiệm bản thân hơn 20 năm, chúng tôi không chế biến gì cả. Kết quả vẫn rất tốt.
Phân bố, thu hái và chế biến cây hương phụ
Cỏ gấu mọc hoang ờ khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường. Tại ven biển, đất cát xốp củ to hơn, dễ đào hơn. Đối với nhà nông, đây là một loại cỏ rất khó tiêu diệt. Chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ nhỏ cũng đủ phát triển. Còn thấy mọc những ở nước khác vùng châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Inđônêxia. Thu hoạch củ gấu hiện nay chỉ mới dựa vào nguồn mọc hoang thiên nhiên; không ai trồng. Có thể kết hợp với việc làm cỏ vườn, ruộng để thu hoạch hay có thể tổ chức thu hái riêng. Sau khi đào toàn cây, người ta phơi cho khô, vun thành đống để đốt, lá và rễ con cháy hết, còn lại củ lấy riêng rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng có thể dùng sống (nghĩa là củ chế biến như trên, dùng ngay), sắc hay ngâm rượu tán bột. Có thể chế biến thêm nữa. Các cụ lương y thường chế biến phức tạp rồi mới dùng. Theo kinh nghiệm của thì không cần chế biến gì thêm vẫn tốt. Các lương y thường dùng thất chế hoặc tứ chế hương phụ, phổ biến nhất là tứ chế. Thất chế hay tứ chế cũng lại có nhiều cách làm. Dưới đây chúng tôi giới thiệu phương pháp hay dùng nhất: Cân 1 kilôgam hương phụ, chia làm 4 phần: một phần (250g) ngâm với 200ml giấm (có độ axit axetic 5%), một phần ngâm rượu 40%, một phần ngâm nước tiểu trẻ em (nước tiểu của trẻ em khỏe mạnh, bỏ phần đầu và phần cuối, chỉ lấy phần giữa), một phần ngâm nước muối 15%. Thời gian ngâm thay đổi tùy theo mùa: 1 ngày 1 đêm nếu là mùa hè, 3 ngày 3 đêm nếu là mùa thu, 7 ngày 7 đêm nếu là mùa đông. Cuổi cùng lấy ra sao hay phơi khô rồi trộn đều 4 phần với nhau.
Theo lý luận đồng y, ngâm giấm vị chua là để thuốc vào gan, muối vị mặn sẽ dẫn thuốc vào thận, rượu bốc lên cho nên dẫn thuốc đi lên trên, nước tiểu thêm tác dụng bổ. Đáng lẽ chia 4 phần, có người dùng giấm và rượu mỗi thứ 160g, muối 20g, nước tiểu trẻ con mạnh khỏe vừa đủ để ngập hương phụ, cho vào đó 600g hương phụ rồi ngâm theo thời gian nói trên, cuối cùng sấy hay phơi khô mà dùng. Thất chế là làm như trên nhưng thêm 3 lần tẩm nữa như tẩm với nước gừng, tẩm nước cam thảo, tẩm nước vo gạo. Nghĩa là tẩm với 7 thứ. Trên thực tế còn nhiều cách chế biến rất phức tạp và thay đổi tùy theo sáng kiến của thầy thuốc. Cho nên khi dùng cũng như khi nghiên cứu cần biết dùng loại hương phụ nào. Qua kinh nghiêm hơn 20 năm, chúng tôi không chế biến gì cả. Kết quả vẫn rắt tốt.
Thành phần hóa học cây hương phụ

- Hoạt chất của hương phụ hiện chưa rõ. Chỉ mới biết trong hương phụ có từ 0,3 đến 2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đặc biệt của hương phụ.
- Thành phần tinh dầu gồm 32% cyperen C15H24, 49% rượu C15H24O. Ngoài ra còn có các axit béo, phenol. Trong tinh dầu hương phụ Ấn Độ còn chứa cyperon C15H22O. Ngoài ra trong hương phụ còn chứa rất nhiều tinh bột.
- Do nguồn gốc hương phụ khác nhau, thành phần tinh dầu của hương phụ cũng không hoàn toàn giống nhau. Trong tinh dầu hương phụ Trung quốc có thành phần chủ yếu là cyperen ( độ sôi 104oC/5mm thủy ngân) và izocyperotundone, còn trong tinh dầu hương phụ Nhật bản có thành phần chủ yếu là cyperol, cyperenol (độ chảy 94oC) chiếm 49%, cyperen 32% và &-cyperon (độ sôi 177oC/20mm thủy ngân), cyperotundon và cyperolon (độ chảy 41-42oC) (Lâm Khải Thọ, 1977, 580)
Tác dụng dược lý cây hương phụ
- Theo Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (1935), Trung hoa y học tạp chí tập 1, kỳ 2: 148-156) đã dùng vị hương phụ nguồn gốc ở tỉnh Quảng đông, nhưng bán ở Nam kinh chế thành cao lỏng 5%, tiến hành thí nghiệm 102 lần trên tử cung cô lập của thỏ, mèo, chó và chuột bạch đã chứng minh hương phụ có khả năng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung dù con vật có thai hay không có thai đều như nhau, gần như có tác dụng trực tiếp làm cơ tử cung dịu lại. So sánh tác dụng của cao lỏng hương phụ và cao lỏng đương quy (một vị thuốc bắc hiện nay còn phải nhập có tác dụng chữa bệnh phụ khoa) thì tác dụng giống nhau, nhưng tác dụng của đương quy mạnh hơn.
- Năm 1959, một số tác giả ở Qúi dương y học viện (Trung quốc) báo cáo nghiên cứu và chứng minh tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng. E. Công dụng và liều dùng:
Hương phụ là một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân. Tính chất của hương phụ trong các sách cổ: Vị cay, hơi đắng, ngọt, vào hai kinh can và tam tiêu. Có tác dụng ký khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. - Hương phụ thường được dùng:
- Thuốc có tác dụng ức chế tử cung, gần như Đương qui tố nhưng yếu hơn. Tinh dầu có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ. Vì thế mà Hương phụ thường dùng làm thuốc điều kinh.
- Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau và giải nhiệt nhẹ. Có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh.
- Thuốc có tác dụng cường tim và hạ áp. Cồn chiết xuất Hương phụ có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn của hồi tràng.
- Tinh dầu Hương phụ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lî Sonner. Chất chiết xuất thuốc có tác dụng đối với một số nấm.
Công dụng và liều dùng cây hương phụ
Công dụng của hương phụ
- Hương phụ có tác dụng sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống.
- Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Danh y biệt lục: “Chủ hưng trung nhiệt, sung bì mao, cứu phục lợi nhân, trưởng tu mi”.
- Sách Thang dịch bản thảo: ” Hương phụ huyết trung chi khí dược dã. Dùng trong bài thuốc băng lậu, là thuốc ích khí mà chỉ huyết cũng có thể khử huyết ngưng. Cùng Ba đậu dùng trị tiết tả không cầm cũng trị đại tiện không thông là cùng một ý.”
- Sách Bản thảo cương mục: ” lợi tam tiêu giải lục uất, tiêu ẩm thực tích tụ, đàm ẩm bí mãn, phù thũng phúc trướng ( mu bàn chân phù, bụng trướng), cước khí, các chứng đau tim, dau bụng,đau lợi răng,đau chân tay, đầu mặt, tai…, phụ nhân băng lậu đới hạ, kinh nguyệt không đều, bách bệnh của phụ nữ trước và sau sinh.”
- Sách Bản thảo cầu chân: “Hương phụ chuyên khai uất tán khí cùng Mộc hương hành khí, mao đồng thực dị ( bên ngoài giống mà thực chất khác). Mộc hương đắng nhiều nên thông khí mạch, Hương phụ đắng không nhiều nên giải uất tốt.”
Liều dùng hương phụ
Liều uống 6 -12g sắc hoặc cho vào thuốc cao, hoàn, tán. Dùng ngoài đắp tùy yêu cầu.
Kiêng kỵ khi dùng hương phụ
Không dùng cho bệnh nhân âm hư huyết nhiệt, khí hư . Không có khí trệ không dùng.
Mua vị thuốc hương phụ ở đâu uy tín, chất lượng?
Hương phụ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Tổng kết về cây hương phụ
Bên trên là một số thông tin và hình ảnh liên quan đến vị thuốc Hương phụ – vị thuốc không thể thiếu cho bệnh phụ nữ. Hy vọng qua bài viết bạn đã tìm thấy những kiến thức bổ ích về nguồn gốc, tên gọi Hương phụ, tác dụng, công dụng, liều dùng… nơi mua Hương phụ uy tín, chất lượng.