[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin về cây MítMít là gì? Công dụng của Mít? Một số loại thuốc có chứa Mít và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ cây Mít? Và một số thông tin chính về cây Mít: tên gọi, mô tả, đặc điểm, phân bố, thu hái, chế biến, bảo quản, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh cây Mít, cây Mít chữa bệnh gì?…

Mít là gì?

Mít là gì?
Mít là gì?

Cây mít là một loại cây quen thuộc ở nước ta vì mít được trồng rất nhiều trong cả nước mà nhất là trong vùng Nam Bộ. Cây mít được dùng chủ yếu là làm quả ăn. Mít chín có vị ngọt , rất thơm và rất bổ dưỡng. Nhưng bên cạnh đó mít còn được dùng thân gỗ làm thuốc an thần, lá chữa tiêu chảy, chữa chứng thiếu sữa ở phụ nữ mới sinh…

Công dụng, chủ trị của mít

Công dụng: Nhọt, hạch sưng (Nhựa lá bôi). Đái vàng, đục (Lá sắc uống). Trẻ em đái có cặn trắng (Lá sao vàng sắc uống).

Một số bài thuốc hay từ mít và một số loại thuốc có chứa mít

Bài thuốc từ cây mít
Bài thuốc từ cây mít

Món ăn ngon từ trái mít

Mít được trồng nhiều và không chỉ là món trái cây thơm ngọt mà trái mít lúc chưa chín còn được dùng chế biến nhiều món ăn ngon miệng.

  • Mít dùng chế biến thức ăn phải chọn trái non, cùi mít, hạt mít chưa cứng. Hái mít về vạt bỏ lớp vỏ mỏng rồi chẻ dọc thành từng miếng đem luộc chín. Khi vạt vỏ mít phải dùng lá chuối khô chùi nhựa mít, cuộn lại để kéo cho sạch nhựa.
  • Mít non luộc chín có thể làm được nhiều món ăn ngon miệng. Món mít trộn xúc bánh tráng nhiều người đã biết. Mít xào, mít kho thịt, kho cá đều ngon. Ngay cả mít non luộc chín xắt lát mỏng như thịt heo chấm nước mắm ớt tỏi kèm ít rau thơm cũng có vị ngon miệt vườn khó quên.
  • Nấu canh mít non cá lóc cũng luộc mít xắt lát như vậy và tất nhiên vẫn giữ được vị ngọt dịu của trái cây non và hương vị đồng quê trong từng lát mít mỏng.
  • Cá lóc làm sạch xắt lát mỏng ướp gia vị rồi um cho thấm. Sau đó cho mít vào um tiếp cho vị cá đồng cùng gia vị thấm vào từng thớ thịt của mỗi lát mít, vị ngon ngọt của mít cũng lan ra thấm vào những lát cá lóc thơm lừng. Chờ cho thật thấm mới thêm nước vào và cuối cùng là hành ngò, gia vị để thành một nồi canh ngon, rẻ tiền mà lại có lợi cho sức khỏe trong những ngày nắng nóng.
  • Ăn canh mít non cá lóc là thưởng thức hương vị miệt vườn trong từng lát mít hòa với vị ngon của sông nước đồng quê trong mỗi lát cá. Đặc biệt nước canh là vị ngon tổng hợp của sông nước, vườn quê cùng vị béo thơm của dầu ăn và rau thơm. Ai từng ăn món canh này khi tiết trời nóng chắc cũng không khỏi chạnh lòng nhớ về.
  • Ngoài các món với mít non, trái mít già sắp chín cũng được xẻ ra bóc múi, tách hạt. Xơ mít đem muối như dưa cải để kho thịt, kho cá có hương vị đậm đà khó quên. Hạt mít đem luộc chín băm nhuyễn um với gia vị rồi nhét vào múi mít đem chưng cách thủy. Khi chín sắp ra đĩa rắc lên đó rau thơm và tưới lên ít dầu nóng sẽ được món mít hông ngon tuyệt. Đây là món ăn mà đứa con thôn quê đi xa thường nhớ về gắn với hình ảnh vườn tược quê nhà.
  • Những món ăn từ mít không đòi hỏi gia vị hay các thứ nấu kèm sang trọng, đắt tiền. Mít thích hợp với thức ăn đồng quê dân dã nhưng vẫn thơm ngon đậm đà hương vị và sẽ để ấn tượng khó phai cho những ai đã một lần được ăn.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây mít

Mít là loại cây cao to được trồng phổ biến. Ngoài việc cho quả ăn, nhiều bộ phận của cây mít còn được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.

  • PHỤ NỮ KHÔNG ĐỦ SỮA CHO CON BÚ:
    Dùng lá mít tươi (khoảng 30 – 40g/ngày) nấu nước uống làm cho ra sữa hoặc có nhiều sữa. Cũng có thể dùng dái mít (cụm hoa đực) hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
  • CHỮA TƯA LƯỠI TRẺ EM:
    Dùng lá mít vàng, phơi cho thật khô, đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa 2 – 3 lần/ngày, tối 1 lần.
  • TRẺ ĐÁI RA CẶN TRẮNG:
    Lấy 20 – 30g lá già của cây mít mật thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
  • CHỮA HEN SUYỄN BẰNG LÁ MÍT:
    Lấy lá mít, lá mía và than tre (3 thứ bằng nhau) sắc uống.
  • CHỮA MỤN NHỌT ĐANG SƯNG, LỞ LOÉT BẰNG LÁ MÍT:
    Lấy lá mít tươi đem giã nát, đắp lên sẽ giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
  • NHỰA MÍT, VỎ MÍT CHỮA MỤN NHỌT:
    Vỏ cây mít có nhiều nhựa dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm ăn, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy sẽ mau khỏi.
  • GỖ MÍT LÀM THUỐC AN THẦN, CHỮA TĂNG HUYẾT ÁP:
    Gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nháp, hoặc chỗ nháp của trôn bát, có thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục cho chất gỗ và nhựa mít) ngày uống từ 6 – 10g gỗ mít mài.
    Hoặc dùng 20g gỗ (hay vỏ thân gỗ) phơi khô, chẻ nhỏ, sắc với 200ml còn 50mg, uống một lần trong ngày có tác dụng an thần.
  • ĂN MÍT CHỮA SAY RƯỢU:
    Khi say rượu hãy ăn vài múi mít chín sẽ có tác dụng giã rượu.
  • BỔ TỲ, HÒA CAN, TĂNG VÀ THÔNG SỮA CHO PHỤ NỮ SAU SINH BỊ ỐM YẾU, ĂN KÉM, ÍT SỮA:
    Quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm.
    Ngoài ra, ăn mít vừa bổ dưỡng và còn có tác dụng long đờm.

Một số thông tin chính về mít

Tên gọi, phân mục mít

  • Tên tiếng Việt: Mít, Mít dai, Bà la mật, May mi (Lào), Mác mị (Tày), Pnát (Kho), Khnor (Campuchia)
  • Tên khoa học: Artocarpus intergrifolia L.f
  • Họ: Moraceae

Mô tả, đặc điểm và phân bố mít

  • Mít là một cây to, cao có thể tới hơn 30m, với cành non rất nhiều lông ở ngọn.
  • Lá đơn, nguyên, dày, dài 9-22cm, rộng 4-9cm, cuống 1-1,5cm.
  • Hoa đơn tính, cùng gốc. Cụm hoa cái mọc ngay trên thân hay trên cành, dài 5-8cm, dày 2-5cm. Cụm hoa đực hình chùy.
  • Quả phức to, dài 30-60cm, mặt tua tủa những gai ngắn. Khi chín vỏ vẫn giữ màu xanh lục hay hơi ngả vàng. Thịt quả chín màu vàng nhạt, vị ngọt rất thơm, hạt rất nhiều
  • Mít được trồng khắp các tỉnh nước ta. Còn thấy cả ở Lào, Campuchia.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản mít

Bộ phận dùng mít, Thu hái và chế biến mít

Chủ yếu người ta trồng để lấy quả ăn. Quả non luộc làm rau ăn. Hạt nướng hay luộc ăn ngon, thơm và bùi, gỗ quý, màu vàng, không mọt, dùng làm nhà, làm đồ đạc và tạc tượng.
Dùng làm thuốc, thường người ta chỉ hay dùng lá mít tươi. Khi dùng đến mới hái.
Một số nơi dùng gỗ mít làm thuốc an thần, dùng gỗ tươi hay khô.

Bảo quản mít

Thành phần hóa học mít

Thành phần hóa học có trong mít
Thành phần hóa học có trong mít
  • Thành phần hóa học trong toàn cây và lá có chất nhựa mủ màu trắng không rất dính. Trong múi mít khô có 11-15% đường, (fructoza, glocuza), một ít tinh dầu mùi thơm, 1,60% protit, 1-2% muối khoáng bao gồm canxi (18mg%) photpho (25mt%), sắt (0,4mg%), caroten (0,14mg%), vitamin B2 (0,04%), Vitamin C (4mg%) trong hạt mít có 70% tinh bột, 5,2% protit 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng.
  • Ngoài ra trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột nên ăn mít dễ bị đầy hơi, trung tiện nhiều năm 1990, một số nhà nghiên cứu đang tìm cách sử dụng hạt mít chữa bệnh Sida trong gỗ mít có những hợp chất flavon như artocarpin, isoartocarpin, artocarpetin, artocarpanon, xyanomaclurin và xycloartocarpin

Tác dụng dược lý mít

Tính vị, quy kinh, công dụng và liều dùng mít

Tính vị và quy kinh

Công dụng và liều dùng mít

  • Lá mít làm thuốc lợi sữa cho trâu, bò, dê lợn và người. Phụ nữ đẻ ít sữa dùng lá mít nấu uống làm cho ra sữa hoặc thêm sữa. Ngày dùng 30-40g lá tươi.
  • Gỗ và lá mít còn được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay chữa những trường hợp co quắp; Mài gỗ mít lên miếng đá nháp hay chỗ nháp của trôn bát, có thêm ít nước. Nước sẽ vẫn đục do chất gỗ và nhựa mít. Uống thứ nước đục này. Ngày dùng từ 6-10g gỗ mít mài như trên.
  • Có người còn dùng lá mít chữa ỉa chảy, táo bón, ăn không tiêu.

Kiêng kỵ, lưu ý khi dùng mít và một số thông tin khác

Lưu ý khi dùng mít:

Nếu mít là món ăn khoái khẩu của bạn, bạn vẫn cần phải hạn chế ăn hoặc tránh xa trong những trường hợp sau đây.

  • Không ăn mít khi bụng đói:
    Đây làm một trong những lưu ý quan trọng hàng đầu khi ăn mít. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên ăn mít sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, tránh ăn khi đói. Điều này bởi lẽ trong mít có chứa nhiều đường, nếu ăn lúc đói sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột và gây ảnh hưởng sức khỏe.
  • Hạn chế ăn mít khi bị gan nhiễm mỡ:
    Do trong mít có nhiều vitamin và lượng đường cao nên sẽ tạo gánh nặng cho gan. Thế nên, những khi bị gan nhiễm mỡ cũng cần hạn chế ăn mít. Bạn có thể sử dụng vài múi nhỏ và không nên ăn mít thường xuyên mỗi ngày.
  • Không dùng cho người suy thận mãn tính:
    Nếu bạn thắc mắc, ăn mít cần phải lưu ý điều gì, thì đáp án không dùng cho người suy thận mãn tính sẽ khiến bạn phải lưu tâm. Những người mắc suy thận mãn tính, các bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn giàu kali nói chung và mít nói riêng. Điều này bởi lẽ kali bị ứ đọng sẽ dẫn đến hiện tượng tăng kali máu. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bệnh nhân có khả năng đối diện với nguy cơ tử vong.
  • Thai phụ cũng không nên ăn mít quá nhiều:
    Trái cây luôn là lựa chọn tốt đối với sức khỏe của các thai phụ, Tuy nhiên, chị em mang thai cũng cần hạn chế ăn mít. Mặc dù loại quả này không gây sảy thai hay động thai nhưng nó mang tính nóng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Ngoài những trường hợp nói trên, bạn còn cần hạn chế ăn mít khi mắc chứng tiểu đường, đang bị suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu.

Mua vị thuốc mít ở đâu uy tín, chất lượng?

Giá bán và địa chỉ bán dược liệu mít.

Mít vị thuốc nam được trồng phổ biến trong cả nước nên việc tìm mua không khó. Bạn có thể tìm mua mít ở những vùng quê hoặc những siêu thị/chợ uy tín để đảm bảo chất lượng.

Tổng kết về mít

Mít
Mít

*** Bài viết về Mít nói riêng và chuyên mục Những cây thuốc và vị thuốc nói chung chỉ đưa ra một số thông tin chính, chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay chỉ định điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Your email address will not be published.