[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin về cây Mướp: Mướp là gì? Công dụng của Mướp? Một số loại thuốc có chứa Mướp và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ cây Mướp? Và một số thông tin chính về cây Mướp: tên gọi, mô tả, đặc điểm, phân bố, thu hái, chế biến, bảo quản, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh cây Mướp, cây Mướp chữa bệnh gì?…
Mướp là gì?

Mướp, Mướp ta, Tên khoa học Luffa cylindrica (L.) thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae.
Công dụng, chủ trị của mướp
Công dụng: Ho, tả, lỵ, giun, dễ tiêu, tê thấp (Quả). Lòi dom (Lá giã đắp). Rôm sảy (Quả nấu nước tắm). Bệnh về gan và lá lách. Ở Ấn Độ, quả và lá chữa trẻ, hủi, vàng da và tẩy giun.
Một số bài thuốc hay từ mướp và một số loại thuốc có chứa mướp

Đơn thuốc có mướp dùng trong nhân dân
- Xơ mướp thiêu tồn tính, tán bột, mỗi lần cho uống 2g, ngày 3 lần dùng chữa các bệnh trĩ ra huyết (lòi dom), trực tràng ra máu, phụ nữ bị tử cung xuất huyết .
- Tại Campuchia người ta dùng mướp dưới hình thức sau đây:
Chọn 1 quả mướp khá to, cắt bỏ ngang phía trên, cho vào ruột quả mướp 37,7g kali nitrat (diêm tiêu), đậy nắp lại. - Cho vào lò đun cho nóng (phải giữ quả mướp thẳng đứng):
Sau khi diêm tiêu đã tan, quả mướp đã chín (mềm nhũn), lấy ra nghiền kỹ, lọc qua vải, chia nước này cho uống trong 5-6 ngày để làm thuốc lợi tiểu.
Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Mướp
- Trị viêm xoang:
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Từ hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ nào. Người ta biết đến nhiều nhất là tác dụng trị viêm xoang của quả mướp. Theo đó, chỉ cần dùng quả mướp khô sắc nước uống liên tục trong 8 ngày, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Cách làm đơn giản như sau: mướp đem phơi khô sau đó đem bỏ vào nồi rang cho mướp teo lại và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần người bị viêm xoang nên uống 6g, ngày một lần vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, bụng chưa có gì. Kiên trì thực hiện trong 8 ngày, chứng viêm xoang sẽ biến mất. - Trị đại tiện ra máu do trĩ:
Về chứng đi đại tiện khó khăn đến mức chảy cả máu, có thể dùng hoa mướp nấu nước uống hoặc đơn giản và phổ biến hơn, dùng mướp nấu canh ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng. Nếu dùng hoa mướp, người bị trĩ chỉ cần dùng 30g hoa mướp nấu thành nước uống, uống mỗi ngày 1 lần. Đơn giản hơn, người bị trĩ có thể dùng mướp tươi nấu canh cùng thịt lợn nạc ăn hàng ngày. - Chữa viêm họng:
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml. Điều trị huyết áp Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày. - Trị đau nhức thần kinh:
Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm. Chữa sốt cao, đau đầu Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày. - Trị nổi mề đay:
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi. Điều hòa kinh nguyệt Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Mỗi liệu trình 10 ngày. - Chữa tắc tia sữa:
Dùng quả Mướp khô cả hạt, đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 8g và dùng xoa bóp ngoài.
Cách lấy nước mướp làm đẹp dung nhan
Lấy kéo cắt ngang dây mướp có quả cách mặt đất chừng 50cm để phần dây mướp còn lại uốn cong, miệng cắt quay xuống, cắm vào một bình thuỷ tinh sạch (tốt nhất là bình thuỷ tinh trong suốt có khắc dung lượng). Dùng keo dính bịt kín miệng bình. Chờ nước mướp chảy vào đầy bình đổi bình khác. Dùng vải sợi nhỏ lọc nước mướp. Cho nước mướp đã lọc vào lọ, đặt vào tủ lạnh dùng dần. Khi sử dụng nên cho vào nước mướp một giọt dầu thơm, một chút rượu và một chút axit boric.
Một số thông tin chính về mướp

Tên gọi, phân mục mướp
- Ngành: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
- Lớp: Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
- Phân Lớp: Phân Lớp Sổ (Dilleniidae)
- Bộ: Bộ Bầu Bí (Cucurbitales)
- Họ: Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae)
- Chi: Chi Luffa
- Tên khác: Mướp ta, Mướp hương, ty qua, thiên ty qua, bố ty, ty lạc.
- Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.) M. Roem.
- Tên đồng nghĩa: L. aegyptiaca Mill., L. cylindrica var. insularum Gagnep.
- Tên nước ngoài: Sponge Gourds, Vegetable Sponge, Wash Sponge, Gourd Towel, Dishcloth Gourd, Loofah Gourd
Mô tả, đặc điểm và phân bố mướp
- Mướp là một loại dây leo, thân có góc cạnh, màu lục nhạt.
- Lá to, đường kính 15-25cm, phiến chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác, mép có răng cưa, cuống dài 10-12cm, nháp, tua cuốn phân nhánh.
- Hoa màu vàng, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc.
- Quả hình thoi hay hình trụ, lúc đầu mẫm sau khô, không mở, dài 0,25 đến 1m, có khi hơn, mặt ngoài màu lục nhạt, trên có những đường đen chạy dọc theo quả.
- Hạt rất nhiều, hình trứng, màu nâu nhạt, dài 12mm, rộng 8-9mm, hơi có đìa. Khi quả đã chín, vỏ ngoài hạt, cũng như chất nhầy đã tróc hết, còn lại khối cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng, khi ngâm nước sẽ phồng lên và thành mềm, có thể dùng cọ, tắm rất tốt.
- Cây mướp được trồng ở khắp nơi trong nước ta. Thường chỉ để lấy quả luộc hay xào nấu để ăn. Rất ít người dùng làm thuốc
- Còn thấy mọc ở Campuchia, Lào, Trung quốc, Thái Lan, Mianma.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản mướp
Bộ phận dùng mướp
Xơ Mướp – Retinervus Luffae Fructus, thường gọi là Ty qua lạc. Quả tươi – Fructus Luffae, thường gọi là Sinh ty qua. Lá, dây, rễ, hạt cũng được dùng.
Thu hái và chế biến mướp
Một số ít người dùng xơ, quả, rễ, lá, hạt mướp làm thuốc. Lá hái vào lúc cây đương ra hoa, rễ hái khi cây đã già, quả và hạt khi quả chín.
Bảo quản mướp
Thành phần hóa học mướp
- Quả có saponin, chất nhầy, xylan, chất béo, chất protein (1,5%), vitamin B và C, kali nitrat
- Hạt có 41,6%-45% (nhân) chất dầu, chất protein. Nếu tính cả hạt và vỏ thì tỷ lệ chỉ là 20-25%. Dầu hạt mướp đặc, màu nâu đỏ nhạt, mùi không đặc biệt nhẹ.
Tác dụng dược lý mướp
Tính vị, quy kinh, công dụng và liều dùng mướp
Tính vị và quy kinh
- Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
- Lá Mướp có vị đắng, chua, hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoá đàm chỉ khái.
- Hạt Mướp có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.
- Dây Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
- Quả Mướp có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, lương huyết giải độc.
Công dụng và liều dùng mướp
- Mướp được ghi dùng làm thuốc từ lâu, trong các sách cổ, người ta cho rằng mướp có vị ngọt, tính bình, không độc.
- Quả mướp nấu nước uống làm lợi sữa cho phụ nữ mới sanh và làm cho huyết lưu thông, do chất nhầy cho nên mướp còn có tác dụng làm dịu.
- Rễ có tác dụng làm thoát nước (dùng làm thuốc xổ) và tẩy.
- Xơ mướp là vị thuốc thanh lương, hoạt huyết, thông kinh, giải độc, giảm đau, cầm máu dùng trong những trường hợp chảy máu ruột, băng huyết, lỵ ra máu thường đốt tồn tính mà cho uống.
- Lá mướp vò nát dùng chữa bệnh zona
- Ngày dùng 5-10g xơ mướp sắc uống hoặc dùng xơ mướp đốt tồn tính, tán bột cho uống.
Kiêng kỵ, lưu ý khi dùng mướp và một số thông tin khác
Mua vị thuốc mướp ở đâu uy tín, chất lượng?
Giá bán và địa chỉ bán dược liệu mướp.

Cây mướp được trồng ở khắp nơi trong nước ta. Vì thế mướp có bán ở hầu hết các chợ truyền thống và siêu thị.
Tổng kết về mướp
Bên trên là một số thông tin và hình ảnh về vị thuốc mướp. Tên gọi của mướp, tác dụng của các bộ phận trên cây mướp. Một số bài thuốc hay từ mướp…
*** Bài viết về Mướp nói riêng và chuyên mục Những cây thuốc và vị thuốc nói chung chỉ đưa ra một số thông tin chính, chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay chỉ định điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.