[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin về Con rết: Con rết là gì? Công dụng của Con rết? Một số loại thuốc có chứa Con rết và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ Con rết? Và một số thông tin chính về Con rết: tên gọi, mô tả, đặc điểm, nguồn gốc, phân bố, chế biến, bảo quản, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh Con rết, Con rết chữa bệnh gì?…
Con rết là gì?
Con rết hay còn gọi là thiên long (rồng trời), con rít, vì có nhiều chân nên còn có tên là bách cước, bách túc. Tên vị thuốc trong YHCT là ngô công, tên khoa học (Scolopendra morsitans L.). Ở nước ta, rết có ở hầu hết các vùng miền, thường sống ở những nơi có nhiều mùn hoặc trong các khe đất, khe đá, khe gỗ mục, mái nhà…
- Tên tiếng Việt: Ngô công, Thiên long, Bách túc trùng, Bách cước
- Tên khoa học: Scolopendra morsitans L.
- Họ: Ngô công Scolopendridae
Có bao nhiêu loài rết?
Một số loài rết tiêu biểu
Tên khoa học | Tên thông thường |
Alipes grandidieri | Rết đuôi lông vũ |
Ethmostigmus trigonopodus | Rết khuyên xanh |
Lithobius forficatus | Rết đá |
Pachymerium ferrugineum | Rết đất |
Scolopendra galapagoensis | Rết Galápagos |
Scolopendra gigantea | Rết khổng lồ chân vàng Peru |
Scolopendra heros | Rết đầu đỏ khổng lồ |
Scolopendra morsitans | Rết đầu đỏ |
Scolopendra polymorpha | Rết khổng lồ Sonoran |
Scolopendra subspinipes | Rết Việt Nam |
Scutigera coleoptrata | Rết nhà |
Vòng đời và sinh sản của con rết
Quá trình sinh sản và thụ tinh của rết không cần đến hoạt động giao phối. Con đực chỉ đơn giản tạo ra một bao tinh rồi để cho con cái tự nhặt lấy. Trong một số loài rết, bao tinh dược đặt trong một túi lưới và con đực thực hiện một điệu nhảy mang tính ve vãn nhằm thuyết phục con cái tiếp nhận bao tinh của mình. Đối với một số loài khác, các con đực tạo ra bao tinh rồi bỏ đi, để cho các con cái tự tìm lấy. Ở các khu vực ôn đới, thời gian sinh sản của rết diễn ra vào mùa xuân và hè tuy nhiên ở các khu vực cận nhiệt và ôn đới dường như các loài rết không có chu trình sinh sản theo mùa. Đồng thời, một vài loài rết là loài sinh sản đơn tính.
Đối với các bộ Lithobiomorpha và Scutigeromorpha, rết cái đào một cái hố nhỏ, đẻ trứng vào đó rồi lấp lại và bỏ đi. Số lượng trứng dao động từ 10-50 quả. Thời gian “ấp” trứng kéo dài tùy theo loài, có thể từ 1 tháng tới vài tháng. Tuổi trưởng thành sinh dục cũng không giống nhau, tỉ như loài S. coleoptera cần đến 3 năm để trưởng thành sinh dục, trong khi đó bộ Lithiobiomorpha trong điều kiện thích hợp chỉ cần 1 năm. So với côn trùng, rết sống khá thọ, tỉ như Lithobius forficatus có thể sống đến 5 hay 6 năm. Do số trứng đẻ ra ít, thời gian ấp nở và thời gian trưởng thành sinh dục kéo dài mà nhiều ý kiến cho rằng rết là loài động vật thuộc nhóm chọn lọc K.
Rết cái thuộc các bộ Geophilomorpha và Scolopendromorpha tỏ ra quan tâm đến con hơn. Mỗi lứa rết đẻ 15-60 trứng trong một cái tổ ở một thân cây mục hay đất mùn. Sau khi đẻ, rết cái ở lại bên cạnh tổ, canh chừng trứng, liếm sạch trứng để bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm nấm; sau khi trứng nở chúng tiếp tục canh chừng lũ con cho đến khi rết con có thể tự lập được – thời gian ở bên cạnh con có thể kéo dài tới 1 năm.[10] Tuy nhiên trong một số trường hợp, rết mẹ có thể ăn trứng hoặc bỏ mặc cho trứng bị nhiễm nấm và chết. Một số loài rết thuộc bộ Scolopendromorpha có tập tính mẫu thực, tức là rết mẹ tự nguyện để cho lũ con mới sinh ăn thịt mình.
Vòng đời và tập tính sinh sản của bộ Craterostigmomorpha cho đến nay vẫn chưa được tỏ tường.
Tiến hóa của rết
Những hóa thạch cổ nhất của rết có niên đại từ 430 triệu năm về trước, vào khoảng kỷ Silur muộn. Chúng thuộc về Phân ngành Nhiều chân (Myriapoda), trong đó bao gồm Diplopoda, Symphyla, và Pauropoda. Hóa thạch cổ xưa nhất của động vật trên đất liền là loài, Pneumodesmus newmani thuộc Phân ngành Nhiều chân. Rết cũng thuộc nhóm những động vật chiếm lĩnh đất liền sớm nhất và là nhóm động vật đầu tiên sinh sống trong một ổ sinh thái cơ sở với tư cách là loài săn mồi rộng sinh thái trong lưới thức ăn mùn bã. Hiện nay, số lượng và chủng loại rết rất phong phú và chúng tồn tại ngay ở những khu vực có điều kiện sống khắc nghiệt.

Tính trong phân ngành Nhiều chân, rết được cho là lớp đầu tiên phấn nhánh từ tổ tiên chung gần nhất. Hiện có 5 bộ rết: Craterostigmomorpha, Geophilomorpha, Lithobiomorpha, Scolopendromorpha, và Scutigeromorpha. 5 bộ này được gộp chung vào lớp Chân môi (Chilopoda) dựa theo các đặc tính dẫn xuất chia sẻ sau:
- Phần phụ miệng sau đầu thứ nhất được biến đổi thành dạng kìm chứa nọc độc.
- Phần biểu bì trong thời kỳ bào thai ở cặp chân hàm (kìm độc) có một răng trứng.
- Phần khớp giữa đốt chuyển và đốt dọc trước cố định.
- Một rìa xoắn ốc tọa lạc tại nhân tinh trùng.
Về sau, lớp Chân môi/rết được chia làm 2 nhánh: nhánh Notostigmomorpha bao hàm bộ Scutigeromorpha và nhánh Pleurostigmomorpha bao hàm 4 bộ khác. Sự khác biệt chính giữa 2 nhánh này là Notostigmomorpha có lỗ thở nằm ở vùng lưng giữa. Trước đây, rết được tin tằng nên được chia thành cá nhóm Anamorpha (bao gồm bộ Lithobiomorpha và Scutigeromorpha) và nhóm Epimorpha (Geophilomorpha và Scolopendromorpha) dựa trên cách thức phát triển và tiến hóa, trong khi đó mối liên hệ với bộ Craterostigmomorpha chưa được rõ ràng. Các nghiên cứu phân loài học gần đây phân tích dựa trên các phân tử tổ hợp và các đặc tính về kiểu hình cho thấy kiểu phân loại trước đó dường như đúng hơn cả. Nhóm Epimorpha vẫn được sử dụng với tư cách là một đơn ngành nằm trong nhóm Pleurostigmomorpha, nhưng Anamorpha là cận ngành.
Các loài rết thuộc bộ Geophilomorpha được sử dụng như và ví dụ về áp lực tiến hóa; tức là quá trình tiến hóa của một đặc tính – ở đây là số đốt của các thành viên trong bộ Geophilomorpha – chịu sức ép bởi phương thức phát triển. Các loài thuộc bộ này có số đốt khác nhau, nhưng, giống như các loài rết khác, số đốt và số cặp chân luôn là lẻ; cụ thể số đốt dao động trong khoảng 27-191 nhưng luôn là số lẻ.
Công dụng, chủ trị của con rết
Công dụng: Khử phong, trấn kinh giản, giải độc của rắn, chữa hàn nhiệt tích tụ trong bụng, truỵ thai, trừ ác huyết, trị sàng nhọt.
Tại một đơn vị quân y (1959) có báo cáo dùng rượu rết bôi lên các mụn nhọt đau nhức rất chóng khỏi (Hội nghị dược chính quân y năm 1960).
Một số bài thuốc hay từ con rết và một số loại thuốc có chứa con rết
Cách chữa bệnh với rết
Theo các tài liệu cổ và thực tế sử dụng trong nhân dân, con rết dùng chữa các bệnh sau đây:
- Chữa sàng trĩ đau nhức:
Ngô công bỏ đầu, chân sấy khô, tán nhỏ, hoà ít long não, thêm ít nước hay rượu bôi hàng ngày. - Chữa mụn nhọt sưng đỏ, đau nhức:
Rượu rết (cả con cho vào rượu 90o) bôi lên mụn nhọt. Bắt 6 con rết cho vào lọ, đổ dầu vừng vào ngâm vài tháng. Lấy bông thấm thuốc này bôi lên các mụn nhọt, chỗ bị sâu, trùng độc cắn sẽ hết đau. - Chữa liệt thần kinh mặt, đau nhức, tê thấp, kinh phong, co giật, cấm khẩu:
Rết tán bột mịn, trộn với bột cam thảo (Lượng bằng nhau). Ngày uống 0,5 g chia làm 3 lần. Chú ý khi dùng phải theo đúng liều lượng quy định.
Cách chế biến Rết làm thuốc
- Dùng ngoài, bắt các con rết có kích thước đủ lớn, cho vào chậu nước sạch khoảng 3 – 5 phút để rửa sạch mùn đất. Vớt ra cho vào một dụng cụ sạch, để một lúc cho ráo nước rồi cho vào một lọ thủy tinh đã có sẵn rượu cao độ (60 – 90% ethanol). Đậy nắp kín. Để nơi cao ráo. Sau một tháng, có thể dùng được.
- Dùng trong, cũng làm sạch theo cách trên, sau đó cho rết vào cái túi vải, buộc chặt đầu túi, ngâm vào nước sạch để giết rết. Đổ ra rổ cho ráo nước. Đem phơi khô hoặc sấy khô. Cần chú ý, khi sấy rết, nhiệt độ sấy phải bắt đầu từ nhiệt độ cao, khoảng 50oC để khỏi bị ôi thiu, sau đó nâng nhiệt độ lên dần cho đến khi khô hoàn toàn. Đối với rết làm thuốc, đặc biệt là rết đem xuất khẩu, cần tạo dáng cho vị thuốc bằng cách, trước khi sấy, người ta buộc rết vào một thanh tre dẹt mảnh để giữ cho thân thẳng, sau đó xếp đều vào các giàn sấy. Sấy đến khô.
- Trước khi dùng, người ta ngắt bỏ chân, đuôi và đầu rết, sao tới khi bên ngoài có mầu vàng, có mùi thơm, lấy ra, tán mịn để dùng dưới dạng bột, hoặc phối hợp bột rết với bột hay nước sắc của các vị thuốc khác. Liều từ 0,5 – 1g/ngày.
Bài thuốc có sử dụng con Rết làm dược vị
Theo YHCT, rết có vị cay, tính ấm, có độc, quy kinh can. Có tác dụng tắt phong, chỉ kinh (hết kinh giản) được dùng trong các bệnh:
- Động kinh, điên giản, uốn ván, co giật, còn dùng trị đau dây thần kinh ở mặt:
Bột rết, bột toàn yết (bọ cạp), chu sa (chế theo cách thủy phi), đồng lượng, trộn đều, uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 0, 5 – 1g bột, uống sau bữa ăn 1 giờ, với nước ấm. Cũng có thể dùng bột rết với bột cam thảo, đồng lượng. Uống như trên, hoặc dùng 1g bột rết uống với nước sắc của 20g phòng phong. Cách uống như trên. - Trị viêm cột sống:
Dùng bột rết phối hợp với bột bọ cạp, đồng lượng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 3g, với nước ấm, sau ăn 1 giờ. - Chữa viêm tinh hoàn:
Bột rết và bột nhục quế, lượng bằng nhau, trộn đều. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,5 – 1g với nước ấm, sau bữa ăn 1 giờ. - Chữa trĩ ngoại:
Lấy bột rết 0,5g, bột long não 0,2g, thêm 5ml rượu trắng (25 – 30%) để hòa tan long não và làm thành dạng dịch nhão với bột rết. Dùng hỗn dịch này bôi vào các múi trĩ. - Chữa mụn nhọt, sưng đau:
Dùng cồn rết chế ở trên, lấy tăm bông, chấm vào cồn rết, rồi chấm lên mụn nhọt, ngày nhiều lần. Mụn sẽ hết sưng đau, và nhanh khỏi. - Đối với mụn nhọt đã vỡ loét (tràng nhạc – lao hạch):
Dùng bột rết và bột lá chè xanh đã sấy khô, tán bột mịn, đồng lượng, trộn đều. Trước khi rắc hỗn hợp bột này, dùng nước sắc cam thảo rửa sạch vết loét.
Một số thông tin chính về con rết
Tên gọi, phân mục con rết
- Ngành: Nghành Động Vật Chân Khớp (Arthropoda)
- Phân: ngành Myriapoda
- Lớp: Lớp Chân Môi (Chilopoda)
- Tên khác: Ngô công, Thiên long, Bạch túc trùng, bạch cước
- Tên khoa học: Scolopendra Morsitans L.
- Tên đồng nghĩa: scolopendra subspinipes mutilans L.koch
- Tên nước ngoài: Centipede (Anh)
Mô tả, đặc điểm và phân bố con rết
Nguồn gốc con rết:
- Ta dùng con rết lớn, nhiều chân, thân dẹt, dài 7-13cm, thường gồm chừng 20 đốt, mỗi đốt có 1 đôi chân. Đốt cuối cùng 22 chân biến thành hai cái đuôi. Đầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc cắn đau và có chất độc, khi bắt cần chú ý.
- Vào các tháng 4-5 đẻ trứng, mỗi con đẻ chừng 20-30 trứng, ít lâu sau nở thành rết con, lúc đầu có màu trắng, sau lột xác thành rết lớn màu nâu. Con rết sống hoang ở dưới những khúc gỗ mục, các hòn đá, mái nhà mục nát.
- Hiện nay nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, đã đặt vấn đề nuôi rết dùng trong nước và xuất khẩu rết, chọn những con to béo là tốt.
Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản con rết
Bộ phận dùng con rết
Chế biến và bảo quản con rết
Thành phần hóa học con rết
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, trong con rết có hai chất độc gần giống chất độc ởnọc ong, có tính chất phá huyết. Ngoài ra còn có các loại amin. Ở Trung quốc có người đã nghiên cứu, nhưng cũng chỉ nghiên cứu mới thấy có 4,45% tro và 70,20% protit. Như vậy hoạt chất hiện nay chưa rõ.
Tác dụng dược lý con rết
Bộ môn dược liệu Trường đại học dược khoa có phối hợp cùng các đồng chí Rumani công tác ở bộ môn năm 1959 và các đồng chí Rumani ở Viện vi trùng hồi đó, để thử tác dụng diệt trùng nhưng chưa đi đến kết quả gì trong phòng thí nghiệm.
Tính vị, quy kinh, công dụng và liều dùng con rết
Tính vị và quy kinh
Tính theo vị đông y: vị cay, tính ôn, có độc vào kinh can.
Công dụng và liều dùng con rết
Tác dụng khử phong, trấn kinh giản, giải độc của rắn. dùng chữa hàn nhiệt tích tụ trong bụng, truỵ thai, trừ ác huyết, trị sàng nhọt, còn dùng ở phạm vi nhân dân. Tại một đơn vị quân y (1959) có báo cáo dùng rượu rết bôi lên các mụn nhọt đau nhức rất chóng khỏi (hội nghị dược chính quân y 1960).
Kiêng kỵ, lưu ý khi dùng con rết và một số thông tin khác
Kiêng kị: không dùng cho phụ nữ có thai và những trường hợp táo nhiệt, háo khát.
Mua vị thuốc con rết ở đâu uy tín, chất lượng?
Giá bán và địa chỉ bán dược liệu con rết.
Con rết là dược vị quý nên bạn hãy tìm mua những nơi uy tín. Hãy đảm bảo bạn phân biệt được các loài rết để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số hình ảnh về các loài rết
Alipes grandidieri (Rết đuôi lông vũ)

Ethmostigmus trigonopodus (Rết khuyên xanh)

Lithobius forficatus (Rết đá)

Pachymerium ferrugineum (Rết đất)

Scolopendra galapagoensis (Rết Galápagos)

Scolopendra gigantea (Rết khổng lồ chân vàng Peru)

Scolopendra heros (Rết đầu đỏ khổng lồ)

Scolopendra morsitans (Rết đầu đỏ)

Scolopendra polymorpha (Rết khổng lồ Sonoran)

Scolopendra subspinipes (Rết Việt Nam)

Scutigera coleoptrata (Rết nhà)

Bên trên là một số hình ảnh điển hình về các loài rết phổ biến hiện nay.
Tổng kết về con rết
Bên trên là một số thông tin và hình ảnh chính về dược vị con rết: con rết là gì, nguồn gốc, có mấy loài rết? tác dụng của rết, bài thuốc từ con rết, địa chỉ bán rết uy tín…
*** Bài viết về Con rết nói riêng và chuyên mục Những cây thuốc và vị thuốc nói chung chỉ đưa ra một số thông tin chính, chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay chỉ định điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.