[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin về cây Thiên lý: Thiên lý là gì? Công dụng của Thiên lý? Một số loại thuốc có chứa Thiên lý và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ cây Thiên lý? Và một số thông tin chính về cây Thiên lý: tên gọi, mô tả, đặc điểm, phân bố, thu hái, chế biến, bảo quản, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh cây Thiên lý, cây Thiên lý chữa bệnh gì?…
Thiên lý là gì?
Tên thường gọi Còn gọi là hoa lý, hoa thiên lý, dạ lài hương, Tên khoa học Telosma cordata (Burm.f.) Merr. Asclepias cordata (Burm.f., Perglaria, minor Andr. Pergularia odoratissima Wight, Asclepias odoeatissima Roxb.). Họ khoa học: Thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae.
Sự tích hoa thiên lý
Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng nọ thổi sáo rất hay. Hay đến độ, tiếng sáo của anh làm một con rắn lục si mê và quyết tâm tu luyện thành người để giành chàng làm chồng trong khi chàng đã có vợ.
Có lần, chàng dự thi thổi sáo và đạt giải nhất. Khi trở về đến đầu làng, chàng bắt gặp người vợ đang đứng đợi mình. Chàng vui vì được vợ ra đón nhưng không ngờ đó là do con rắn lục đã hóa thân thành vợ mình. Nó biến hóa làm sao giống hệt vợ chàng từ vẻ mặt xinh đẹp, nét hiền hậu đoan trang đến lời ăn tiếng nói. Họ cùng nhau về nhà, đến ngõ, chàng mới rụng rời tay chân khi trong nhà bước ra cô vợ thứ hai. Lúc này, chàng không thể phân biệt được đâu là vợ thật, đâu là vợ giả khi cả hai nhìn giống như hai giọt nước. Chàng bèn đi tìm ông cụ giỏi phân biệt trái phải trong làng để giúp đỡ. Nghe chàng kể, ông đồng ý ngay và kêu chàng dẫn hai người vợ đến.
Cụ già lấy ba cái áo có mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau, dùng vải đen bịt mắt cả hai cô rồi bắt ngửi:
– Cứ ngửi đi, nếu cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu!
Cô vợ thật được cho ngửi trước. Vì xuất thân là loài rắn nên cô vợ giả có khả năng nhìn xuyên thấu qua tấm vải đen và làm theo cô vợ thật, hễ thấy lắc đầu thì lắc đầu, gật đầu thì gật đầu. Vậy là cả hai đều ngửi đúng mùi áo của chồng. Cụ già nghĩ cách khác để thử họ. Ông lấy ra ba bát canh, một bát vị gừng, một bát vị hành, một bát vị lá hẹ. Ông dặn hai cô:
– Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, không phải thì lắc đầu!
Sự việc cũng diễn ra tương tự như vậy. Người vợ giả cũng làm theo người vợ thật và cả hai đều nhận đúng bát canh có vị gừng được người chồng ưa thích. Thấy vậy, cụ cho cả hai ra về và suy nghĩ thêm.
Hôm sau, cụ cho mời hai người đến và đứng ở hai nơi không nhìn thấy nhau nhưng cùng một con đường. Cụ bảo:
– Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường, nếu ai nhận ra là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng thì đó thật sự là vợ chàng, ai gọi sai sẽ chịu hình phạt với dân làng.
Người vợ giả nghe vậy liền cảm thấy lo lắng, nhưng cô lại nghĩ ra một cách khác. Cô ta định bụng, khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì mình cũng gọi ngay theo thì chắc chắn sẽ đúng. Chàng trai đầu tiên đi qua, chàng trai thứ hai đi qua, cả hai đều im lặng không vẫy gọi. Cô vợ giả mừng thầm, chắc chắn chàng thứ ba là chàng trai thổi sáo tài giỏi rồi. Khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện cô vợ giả vội vàng gọi to và vẫy tay:
– Anh ơi! Em ở đằng này!
Trong khi đó, người vợ thật vẫn im lặng vì đó vẫn không phải là chồng cô. Cụ già dẫn chàng trai thứ ba đến bên cô vợ giả và nói:
– Mọi chuyện đã rõ, cô chính là kẻ mang tâm cướp đoạt chồng của người khác. Người mà cô nhận là chồng không phải là chàng trai thổi sáo kia.
Sau đó, cụ lại gần cô vợ thật và hỏi:
– Trong ba chàng trai đó, cô không nhận ra chồng mình sao?
– Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dù có cách xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra!
Cụ già lại tiếp tục cho ba chàng trai khác đi ngang qua đường, đến người thứ năm, người vợ bỗng mừng rỡ kêu lên:
– Anh ơi! Anh ơi! Đúng là chồng cháu rồi!
Mọi việc đã rõ ngọn ngành, theo lệ làng, cô vợ giả bị phạt một trăm roi. Nhưng mới đánh đến roi thứ mười thì đau quá nên cô đã hiện nguyên hình con rắn lục rồi chui vào bụi trốn mất. Hai vợ chồng chàng trai thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. Cụ cười và bảo:
– Tìm được kẻ gian, giúp ích cho đời là ta vui rồi. Bây giờ lão muốn nghe tiếng sáo hay nhất của anh thôi!
Nghe vậy, chàng trai liền rút sáo ra thổi ngay cho ông nghe. Tiếng sáo réo rắt như tiếng chim hót của trời, của sông, của nước khiến mọi người say mê. Kể từ đó, hai vợ chồng sống đầm ấm hạnh phúc bên nhau.
Mỗi ngày hai vợ chồng ra đồng làm ruộng, lúc rảnh, chàng lấy sáo trúc ra thổi cho vợ và hàng xóm nghe. Vào một buổi chiều nọ, khi người vợ đang gội đầu, chồng thì thổi sáo, bỗng từ đâu có một con chim bay ngang qua thả rơi nhành hoa có màu xanh phớt vàng, mùi hương thoang thoảng bên chân người vợ. Đêm đến, mùi hương càng thơm. Thấy vậy, người vợ mới đem bông đặt bên cửa sổ để hương thơm bay khắp nhà.
Sáng hôm sau, khi cả hai thức dậy, họ nhìn thấy bông hoa đêm qua đã kết liền vào một loại dây leo mọc bên cửa sổ. Sau đó, mỗi ngày hoa một nhiều thêm, hết chùm này đến chùm khác.
Loại hoa này có tên là thiên lý. Các cụ ngày xưa lý giải: Vì cô vợ xinh đẹp có tên là Lý. Ông cụ có tài nên dựa vào câu trả lời của cô vợ mà tìm ra sự thật rồi đặt tên mới cho cô là Thiên Lý, với ý nghĩa nghìn dặm vẫn nhận ra chồng mình.
Cô vợ giả từ ngày hóa lại kiếp rắn lục vẫn không quên mối hận thù ngày nào. Vì vậy, rắn lục hay núp vào các dây thiên lý để cắn những người thích ngắm loài hoa này. Nhưng cho đến tận ngày nay, mọi người đều yêu quý hoa thiên lý với nét đẹp mộc mạc và dung dị của hoa.
Sự tích hoa thiên lý là truyện cổ tích kể về cô gái nhận ra chồng mình dù cách xa trăm vạn dặm. Truyện có ý nghĩa răn dạy mọi người niềm tin vào lẽ phải.
Công dụng, chủ trị của thiên lý
Một số bài thuốc hay từ thiên lý và một số loại thuốc có chứa thiên lý
Món ăn từ thiên lý
Trong nhân dân thường chỉ dùng hoa và lá thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ
Canh thiên lý nấu thịt băm
Nguyên liệu:
- 100g thịt thăn/vai băm hoặc xay nhỏ
- 150g hoa thiên lý
- Hành tím, dầu ăn, muối
Cách làm:
Bạn phi thơm hành tím, cho thịt vào đảo săn. Cho nước vào đun sôi rồi cho hoa thiên lý vào, nêm thêm muối. Chỉ cần nước sôi lại lần nữa là bạn nhắc nồi xuống vì hoa thiên lý rất nhanh chín. Món canh này ngọt, thơm và giúp bạn dễ ngủ đấy.
Canh cua thiên lý
Nguyên liệu:
- 200g cua đồng xay nhuyễn
- 200g hoa thiên lý – 1 muỗng canh gạch cua
- 1 muỗng canh hành tím bào mỏng
- 1 muỗng canh dầu ăn – 2 muỗng cà phê muối
- 1/2 muỗng cà phê đường – 1 trái ớt nhỏ băm nhuyễn
- 1/2 trái ớt cắt sợi nhỏ trang trí
Cách làm:
- Cua đồng làm sạch, xay nhuyễn, cho vào 1 lít nước lược bỏ xác.
- Hoa thiên lý nhặt, rửa, vẩy ráo.
- Phi vàng hành tím, ớt băm nhuyễn với dầu, cho gạch cua vào xào trên lửa vừa một phút, nhấc xuống.
- Nấu sôi nước cua trên lửa vừa, dùng vá lưới vớt thịt cua, cho vào trộn đều với gạch cua vừa xào. Sau khi đã múc hết thịt cua nổi trong xoong, cho hoa thiên lý, muối, đường vào nấu sôi trên lửa lớn hai phút, cho thịt cua vào đun sôi lại và nhấc xuống.
- Múc canh vào tô, trang trí ớt cắt sợi, dọn ra ăn với cơm hoặc bún.
Canh thiên lý nấu ngao
Nguyên liệu:
- 1kg ngao
- 500g hoa thiên lý
- Dầu ăn, hành khô, hạt tiêu, nước mắm
Cách làm:
- Ngao rửa sạch cát, cho vào nồi luộc với nước. Ngao mở vỏ, bạn lọc phần nước ngao trong để riêng.
- Phần thịt ngao nhặt riêng, rửa sạch, để ráo.
- Ướp ngao với ½ thìa nước mắm, hạt tiêu, hành khô băm nhỏ 30 phút.
- Phi thơm hành khô băm nhỏ với dầu ăn.
- Cho thịt ngao vào xào cho săn lại, múc ra để riêng. Rửa sạch hoa thiên lý rồi để ráo!
- Đổ phần nước ngao vào nồi vừa xào ngao, đun cho sôi. Sau đó cho hoa thiên lý và ngao xào vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi bắc ra nhé!
Mùa hè, mâm cơm nào cũng có một bát canh rau để chan, ăn cơm cho dễ dàng và ngon miệng hơn. Canh hoa thiên lý là một món canh ngon quen thuộc của người Việt. Nếu đã quen nấu canh thiên lý với thịt nạc, hay cua đồng rồi, bạn hãy nên thử cách nấu canh thiên lý với ngao này xem nhé! Hoa thiên lý mềm, thơm, nước ngao ngọt tự nhiên cho gia đình thêm ngon miệng.
Canh hoa thiên lý nấu tôm
Nguyên liệu:
- 200g hoa thiên lý, nhặt rửa sạch, để ráo
- 100g thịt tôm thẻ, rửa sạch, lột vỏ, xẻ lấy chỉ lưng, đập dập.
- 100g thịt nạc heo rửa sạch, xắt lát mỏng
- 1 muỗng canh dầu ăn
- Một ít hành lá, cắt đầu hành đập dập, lá cắt sợi
- Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, tiêu, củ hành xắt lát, nước mắm
Cách làm:
- Cho tôm, thịt, 1 muỗng cà phê nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê hạt nêm, đầu hành đập dập vào tô trộn đều để khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
- Sau đó bắc chảo dầu nóng, phi hành cho thơm, cho tôm thịt đã ướp gia vị vào xào nhanh tay, lửa lớn, tôm thịt vừa chín, nhắc xuống, để riêng. (Nếu không muốn xào tôm thịt thì cho tôm thịt đã ướp gia vị vào nước sôi, gọi là nấu thả, cách này nhanh hơn nhưng nước canh không đậm đà bằng cách xào tôm thịt trước khi nấu.
- Cho khoảng 1 lít nước vào nồi, nấu sôi, cho tôm thịt xào vào nấu lửa vừa, hớt bọt, nêm gia vị muối, đường, hạt nêm cho vừa ăn, tiếp đến cho hoa thiên lý vào, vặn cao lửa cho sôi nhanh rồi tắt lửa ngay, nấu lâu hoa thiên lý sẽ bị mềm, mất hết chất thanh nhiệt và không ngon.
- Dọn ra tô, rắc tiêu và lá hành lên. Món này dùng nóng với cơm.
Canh thiên lý thịt bò
Nguyên liệu:
- Hoa thiên lí
- Thịt bò
- Gia vị.
Cách làm:
- Nhặt bỏ cuống hoa thiên lý, đem rửa sạch, để ráo nước. Thịt rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn rồi ướp với muối, tiêu, dầu mè, bột ngô và một chút gừng băm nhỏ.
- Đặt nồi nước lên bếp, thêm khoảng 2 thìa hạt nêm. Khi nước sôi, bạn cho thịt vào. Thịt chín sẽ nổi lên, lúc đó cho tiếp hoa thiên lý vào.
- Khi nước sôi trở lại khoảng 2 phút thì tắt bếp, nêm nếm lần nữa với nước mắm. Dọn ra dùng nóng.
Bài thuốc từ thiên lý
Gần đây bệnh viện Thái bình (Y học thực hành, tháng 5-1962) đã dùng lá thiên lý chữa một số trường hợp lòi dom và sa dạ con có kết quả.
- Chữa lòi dom:
Lá thiên lý 100g, muối ăn 5g,Hái lá thiên lý non và lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông đắp lên chỗ dom đã rửa sạch bằng thuốc tím. Băng như đóng khố. Ngày làm một hay hai lần. Trong vòng 3-4 ngày thường khỏi. Có thể chế thành thuốc mỡ (VADOLIN 50G, LANOLIN 40G, dung dịch thiên lý nói trên 10ml) - Chữa sa dạ con:
Cũng dùng như trên, Thường 3-4 hôm sau khi dùng thuốc đã thấy kết quả. Nhưng trong báo cáo có cho biết đã dùng điều trị 9 trường hợp, thì có 8 trường hợp nhẹ khỏi, 1 đã sa dạ con trên 6 tháng không khỏi - Chữa trĩ ngoại:
Lá thiên lý (chọn lá non) 100g, muối ăn 5g. Lá thiên lý rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông, đắp lên chỗ lòi dom (sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím); sau đó băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần, thường sau 3-4 ngày thì khỏi. - Chữa mất ngủ:
Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày. - Để có giấc ngủ ngon:
Dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong vài ngày liền. - Chữa mất ngủ thường xuyên:
Hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị chừng 30-50g, rửa sạch thái nhỏ nấu chung thành canh, nêm đủ mắm muối, bột nêm cần ăn trong 4-7 ngày. - Chữa giun kim:
Lấy lá hay hoa thiên lý chừng 40 – 50g nấu canh ăn hàng ngày, cần ăn từ 7 ngày trở lên sẽ khỏi. Hoặc dùng hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, cần dùng trong 3 ngày liền. - Chữa đau mình, xương cốt:
Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ hiệu nghiệm. - Chữa đinh nhọt:
Lấy lá cây thiên lý khoảng 30 – 50g giã nát đắp vào nơi mụn nhọt ngày 1 lần, vài ngày sẽ khỏi. - Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, cặn trắng:
Lấy rễ cây thiên lý 10 – 20g, sắc lấy nước uống chia 2 – 3 lần/ngày, chỉ 5 – 7 ngày sẽ đỡ hẳn. - Ngoài ra, thân, rễ, lá của thiên lý cũng có những tác dụng chữa bệnh rất tốt:
- Rễ: Có tác dụng chữa đái buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc có cặn trắng, dùng 12-20g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
- Lá: Có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kích thích mọc da non, thường dùng để đắp lên mụn nhọt, những vết loét, chữa trĩ ngoại (lòi dom) và sa dạ con, liều dùng 12-20g/ngày. Tại Thái Lan, cả hoa và lá cây thiên lý được dùng để chữa viêm kết mạc cấp và mạn, viêm kết mạc do lên sởi, mắt mờ không nhìn rõ do màng mộng.
Một số thông tin chính về thiên lý
Tên gọi, phân mục thiên lý
- Bộ: Bộ Long Đởm (Gentianales)
- Họ: Họ Thiên Lý (Asclepiadaceae)
- Phân: Họ Phân Họ Bông Tai (Asclepiadoideae)
- Chi: Chi Thiên Lý (Telosma)
- Loài: Loài T. Cordata
- Tên tiếng Việt: Cây thiên lý
- Tên khác: Hoa thiên lý, Hoa lý, Dạ lai hương
- Tên khoa học: Telosma Cordata (Burm. f.) Merr. (Asclepias cordata Burm. f.)
Mô tả, đặc điểm và phân bố thiên lý
- Thiên lý là một loại cây nhỏ, mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non.
- Lá hình tim, thuôn, khía mép ở khoảng 5-8mm về phía cuống, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá; phiến dài 6-11cm, rộng 4-7,5cm, cuống cũng có lông, dài 12-20mm.
- Hoa khá to, nhiều, màu vàng xanh lục nhạt, rất thơm, thành xim tán, có cuống to, hơi có lông dài 10-22m, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.
- Quả là những đại dài 6,5-9,5 cm, rộng 12-14mm.
- Cây thiên lý được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất tại miền Bắc để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn. Còn mọc ở Ấn độ, Malayxia, Thái lan, Indonexia, Trung quốc, Philipin.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản thiên lý
Bộ phận dùng thiên lý
Hoa, lá
Thu hái và chế biến thiên lý
Khi dùng thường hái lá tươi giã nát với muối và thêm nước vào vắt lấy nước.
Bảo quản thiên lý
Thành phần hóa học thiên lý
Sơ bộ nghiên cứu, chúng tôi thấy trong lá và thân thiên lý có ancaloit (Đỗ Tất Lợi-Ngô Vân Thu –Hà nội 1962)
Tác dụng dược lý thiên lý
Tính vị, quy kinh, công dụng và liều dùng thiên lý
Tính vị và quy kinh
Công dụng và liều dùng thiên lý
- Trong nhân dân thường chỉ dùng hoa và lá thiên lý non để nấu canh ăn cho mát và bổ
- Gần đây bệnh viện Thái bình (Y học thực hành, tháng 5-1962) đã dùng lá thiên lý chữa một số trường hợp lòi dom và sa dạ con có kết quả.
Kiêng kỵ, lưu ý khi dùng thiên lý và một số thông tin khác
Lưu ý: Khi xào nấu hoa thiên lý cần chú ý không nấu quá chín kỹ sẽ làm hao hụt dinh dưỡng. Mặc dù hoa thiên lý rất tốt nhưng không được lạm dụng, người khỏe mạnh bình thường mỗi tuần nên ăn khoảng 2 lần là tốt nhất.
Mua vị thuốc thiên lý ở đâu uy tín, chất lượng?
Giá bán và địa chỉ bán dược liệu thiên lý.
Hoa thiên lý là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Tổng kết về thiên lý
Bên trên là một số thông tin và hình ảnh về cây, hoa thiên lý. Qua bài viết bạn đã được bổ sung một số bài thuốc hay có chứa thiên lý và một số món ăn ngon từ cây hoa thiên lý…
*** Bài viết về Thiên lý nói riêng và chuyên mục Những cây thuốc và vị thuốc nói chung chỉ đưa ra một số thông tin chính, chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay chỉ định điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.