CAPAPHAM

hamburger close
  • Trang chủ
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Cây thuốc
  • Lịch sử
  • Địa lý – Hành chính
  • Văn hóa – Xã hội
  • Tử vi & Phong thủy
  • Thêm
    • Sách
    • Triết học
    • Tâm lý học
    • Nhân vật
    • Sống
    • Học tập & Nghiên cứu
    • Có thể bạn muốn biết
    • Kinh doanh
    • Liên hệ
hamburger close

Chuyên mục

Phong tục, tập quán

Phong tục và Tập quán là gì? Sự khác nhau?

Phong tục và Tập quán là những từ gần nghĩa vì có một nét nghĩa chung là sự lặp đi lặp lại có tính chất bền vững của một thói quen trong sinh hoạt. Vì thế, nhiều khi người ta thường dùng lẫn lộn hai từ này. Nhưng mỗi từ trên lại có những sắc thái ngữ nghĩa có khi khá xa nhau:

Phong tục là từ chỉ một thói quen tốt (nếu xấu gọi là hủ tục), một lối sống đã thành nếp, được mọi người công nhận, tuân theo. Phong có nghĩa là lề thói và tục có nghĩa là thói quen. Phong tục cũng thường được gọi tắt là tục.

Chẳng hạn, người ta hay nói đến phong tục cưới hỏi; tục làm bánh chưng, bánh dày và bánh tét cúng tổ tiên của nhân dân ta trong dịp Tết Nguyên đán. Nói rộng ra có thể kể cả tục đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh. Tục xá tội vong nhân ngày rằm tháng 7 âm lịch, hoặc các tục trẩy hội chùa Hương, hát quan họ, thi bơi trải, thi đấu vật, thi chọi trâu, đua ghe ngo… của một số địa phương.

Tập quán là từ chỉ một thói quen hình thành đã lâu trong đời sống, được mọi người tuân theo. Tập có nghĩa là thói quen (tập tục) và quán chỉ hiện tượng lặp đi lặp lại. Ví dụ, khi ta nói: Đồng bào miền núi hiện nay đã bỏ được cái tập quán du cư du canh của thời trước. Bà con nông dân ở quê tôi không giữ cái tập quán cấy cài nữa nên năng suất lúa đã cao hơn hẳn. Hoặc: Thanh niên trong thành phố ta đã mất cái tập quán tập thể dục theo đài và làm vệ sinh đường phố vào các sáng chủ nhật.

Trong tiếng Việt hiện đại, từ tập quán trong một số trường hợp thường được thay thế bằng từ thói quen, nhất là khi nói đến nếp sống riêng của một cá nhân. Chẳng hạn, có thể nói: Cơ quan tôi không có tập quán hút thuốc trong giờ làm việc. Hoặc: Anh ấy đã bỏ được thói quen hút thuốc khi đang làm việc.

Phong tục thường có tính chất tích cực, nhưng tập quán đôi khi là tiêu cực hoặc tích cực. Để có thể phân biệt rõ hơn sắc thái ngữ nghĩa của hai từ phong tục và tập quán, có thể xem xét chúng trong ngữ cảnh sau đây: Nhân dân ta từ xưa có phong tục ăn Tết Nguyên đán vào ba ngày đầu năm âm lịch. Nhưng cũng có một số gia đình, nhất là ở nông thôn thường có tập quán ăn Tết kéo dài đến tận ngày mồng 5, mồng 6 tháng giêng ta…

Hiện thêm thông tin về PHONG TỤC & TẬP QUÁN...
Ẩn bớt

[Cưới hỏi] Tục thách cưới hay dở ra sao?

[Cưới hỏi] Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới.

[Lễ tang] Lễ nào là lễ trọng?

[Đạo hiếu] Một gia phả hoàn chính có những mục gì?

[Lễ tang] Vì sao có tục “Mũ đai gai chuối và chống gậy”?

[Giao thiệp] Xưng hô như thế nào cho đúng?

[Cưới hỏi] Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

[Lễ tang] Vì sao có tục đốt vàng mã?

[Giỗ Tết, Tế lễ] Cúng giỗ và mừng ngày sinh thế nào?

[Cưới hỏi] Lễ xin dâu có ý nghĩa gì?

[Cưới hỏi] Mối lái là gì?

[Cưới hỏi] Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không?

1 2 3 … 10 Sau

Xem nhiều

Thế hệ X, Y, Z, α là gì?

Danh sách các huyện của Bắc Giang

Danh sách các Huyện của Bắc Giang

Danh sách các Huyện của Lào Cai

Danh sách các Huyện của Lào Cai

Danh sách các huyện của Bắc Kạn

Danh sách các Huyện của Bắc Kạn

CPP @ 2022 - All rights reserved. Designed & Operated by CapaDesk Design & CapaDesk Ads!

  • Liên kết:
  • Thực phẩm & sức khỏe
  • Dịch vụ công nghệ
  • Dịch vụ nhà đất
  • Trang chủ
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Cây thuốc
  • Lịch sử
  • Địa lý – Hành chính
  • Văn hóa – Xã hội
  • Tử vi & Phong thủy
  • Thêm
    • Sách
    • Triết học
    • Tâm lý học
    • Nhân vật
    • Sống
    • Học tập & Nghiên cứu
    • Có thể bạn muốn biết
    • Kinh doanh
    • Liên hệ