[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin về cây Xích thược: Xích thược là gì? Công dụng của Xích thược? Một số loại thuốc có chứa Xích thược và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ cây Xích thược? Và một số thông tin chính về cây Xích thược: tên gọi, mô tả, đặc điểm, phân bố, thu hái, chế biến, bảo quản, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh cây Xích thược, cây Xích thược chữa bệnh gì?…
Xích thược là gì?

Xích thược Radix Paeoniae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài Thược dược :
- Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.) đã mô tả ở trên. Nhưng là loài Thược dược mọc hoang, củ nhỏ bé hơn dùng chế thành xích thược
- Thảo Thược dược (Paeonia obovata Maxim.). Cây này cũng mọc hoang, rễ phát triển thành củ có vỏ màu nâu đỏ.
- Xuyên xích thược (Paeonia veitchii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp, vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được
Công dụng, chủ trị của xích thược
Công dụng: Liễm âm, ích huyết, xích thược có năng lực tán tả hành huyết.
Một số bài thuốc hay từ xích thược và một số loại thuốc có chứa xích thược
Đơn thuốc có xích thược
- Chữa chảy máu cam:
Xích thược tán nhỏ. Mỗi lần uống 6-8g - Chữa băng huyết bạch đới:
Xích thược, hương phụ hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 6-8g. Ngày uống 2 lần. Uống trong 4-5 ngày.
Ứng dụng lâm sàng
- Đối với các chứng đau:
Do ứ huyết đều dùng Xích thược có kết quả tốt. Trường hợp bụng dưới, vùng thắt lưng đau do nhiệt huyết ứ như: phụ nữ tắt kinh bụng đau, phối hợp Đào nhân, Hồng hoa, Qui vĩ. Nam giới viêm tuyến tiền liệt mạn tính (thực chứng) phối hợp Bồ công anh, Bại tương thảo dùng bài Thang tuyến tiền liệt gồm: Xích thược 20g, Bồ công anh 40g, Bại tương thảo 20g, Đào nhân 8g, Vương bất lưu hành 8g, Đơn sâm 8g, Trạch lan 8g, Nhũ hương 8g, Xuyên luyện tử 8g, sắc uống. - Trường hợp ứ huyết do chấn thương:
Đau sưng dùng phối hợp với Nhũ hương, Một dược, Đào nhân, Qui vĩ . Trường hợp chấn thương sọ não có di chứng đau đầu, phối hợp Xuyên khung, Bạch chỉ, Đương qui, Khương hoạt. - Trường hợp liệt nửa người:
Phối hợp với Hoàng kỳ, Địa long như bài: Bổ dương hoàn ngũ thang (Y lâm cải thác) gồm: Sinh Hoàng kỳ 40 – 100g, Đương qui vỹ 8 – 12g, Xích thược 6 – 8g, Địa long 4g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, sắc nước uống. Thuốc có tác dụng bổ khí hoạt huyết thông lạc. - Trị ung nhọt mới mưng mủ:
Phối hợp với Kim ngân hoa, Nhũ hương, Tạo giác thích, dùng bài Tiên phương hoạt mệnh ẩm (Ngoại khoa phát huy) gồm: Chích Xuyên sơn giáp 8 – 12g, Bạch chỉ 8 – 12g, Thiên hoa phấn 8 – 12g, Cam thảo 4 – 8g, Tạo giác thích sao 8 – 12g, Qui vỹ 8 – 12g, Xích thược 12g, Nhũ hương , Một dược, Phòng phong, Trần bì mỗi thứ 6 – 8g, Bối mẫu 8 – 12g, Kim ngân hoa 12 – 20g, sắc nước hoặc nửa rượu nửa nước uống. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu ung hoạt huyết chỉ thống. Trường hợp đau mắt đỏ sưng do can nhiệt dùng phối hợp với Cúc hoa, Mộc tặc, Hạ khô thảo. - Trị đau thắt ngực do bệnh mạch vành:
Dùng Xích thược phối hợp Xuyên khung, Hồng hoa, Giáng hương dùng bài Mạch vành số 2 (Tổ phòng trị bệnh mạch vành Bắc kinh) gồm Giáng hương 20g, Đơn sâm 40g, Xích thược, Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 20g tán mịn hòa nước uống chia 3 lần trong ngày, liên tục dùng 4 tuần là một liệu trình. Hoặc dùng độc vị Xích thược 40g sắc uống ngày 3 lần. - Trị nhồi máu não cấp:
Phối hợp với một số vị thuốc chế dịch truyền tĩnh mạch. - Trị Tâm phế mạn:
Mỗi lần uống cao Xích thược tương đương 10g. - Trị chảy máu cam:
Xích thược tán nhỏ, mỗi lần uống 6 – 8g. - Trị băng huyết, bạch đới:
Xích thược, Hương phụ 2 vị bằng nhau tán nhỏ, mỗi lần uống 6 – 8g, ngày 2 lần trong 4 – 5 ngày.
Một số thông tin chính về xích thược
Tên gọi, phân mục xích thược
- Tên tiếng Việt: Xích thược
- Tên khoa học: Radix Paeonice Rubra
- Tên khác: Thược dược, Xuyên xích thược, xích thược
- Tên tiếng Trung: 赤芍
- Họ khoa học: Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Mô tả, đặc điểm và phân bố xích thược
Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lặng Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc của cây ở Trung Quốc, Nhật Bản.
Lá hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng. Nhân hạt tỳ bà gọi là tỳ bà nhân.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản xích thược
Bộ phận dùng xích thược
Bộ phận làm thuốc là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài Thược dược: Xuyên Xích thược (Paeonia Veitchii Lynch); Noãn diệp thược dược hay Thảo thược dược (Paeonia Obovata Maxim); Bạch Thược (Paeonia Lactiflora Pall).
Thu hái và chế biến xích thược
Bảo quản xích thược
Bảo quản nơi khô ráo, độ ẩm thấp, đậy kín, tránh sinh nấm mốc
Thành phần hóa học xích thược
Như Thược dược: có tinh bột, tanin, nhựa chất nhầy, chất đường, sắc tố và axit benzoic. Tỷ lệ axit benzoic trong xích thược thấp hơn bạch thược (0,92%)
Tác dụng dược lý xích thược
- Theo Y học cổ truyền: Xích thược có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giải độc tiêu ung chỉ thống.
- Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, thuốc có tác dụng sau:
- Trên thực nghiệm súc vật thuốc có tác dụng chống co thắt ruột, dạ dày, tử cung (làm giảm đau do co thắt cơ trơn).
- Thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lî, thương hàn, phó thương hàn, coli, khuẩn mủ xanh, trực khuẩn ho gà, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, virut cúm, herpes, virut đường ruột và một số nấm.
- Thuốc có tác dụng làm giãn động mạch vành, chống ngưng tập tiểu cầu, chống hình thành huyết khối, làm tăng lưu lượng máu cho động mạch vành, chống thiếu máu cơ tim trên thực nghiệm cũng chứng minh thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa.
- Paeoniflorin có tác dụng kháng viêm và hạ sốt.
- Dùng độc vị Xích thược làm tăng nhanh di căn của ung thư, trên thực nghiệm chứng minh Xích thược có tác dụng ức chế mạnh thể dịch và tế bào miễn dịch, nhưng lại nhận thấy cồn chiết xuất Xích thược D lại có tác dụng trực tiếp ức chế tế bào ung thư, có tác dụng gia tăng khả năng của thực bào, nâng cao ngưỡng CAMP của tế bào ung thư. Xích thược dùng phối hợp với một số vị thuốc chống ung thư cũng làm tăng thêm tác dụng chống ung thư của thuốc và không có tác dụng làm tăng di căn.
Tính vị, quy kinh, công dụng và liều dùng xích thược
Tính vị và quy kinh
Vị chua đắng, tính hơi hàn qui kinh Can Tỳ, có sách ghi kinh Can, Tiểu tràng (Dược phẩm hóa nghĩa).
Công dụng và liều dùng xích thược
- Như Thược dược, nhưng trong sách cổ người ta cho rằng: bạch thược thì bổ huyết, đỏ thì hành huyết. Vì vậy bạch thược bổ, xích thược tả, bạch thược thu liễm, còn xích thược thì tán (theo Mậu Hy Ung)
- Một tác giả khác là Hoàng Cung Tú nói: “Xích thược và bạch thược chủ trị giống nhau, nhưng bạch thược có sức liễm âm, ích huyết, xích thược có năng lực tán tả hành huyết”
- Liều dùng: 6 – 15g.
Kiêng kỵ, lưu ý khi dùng xích thược và một số thông tin khác
Kiêng kỵ:
- Chứng hư hàn không dùng.
- Thuốc chống vị Lê lô.
Mua vị thuốc xích thược ở đâu uy tín, chất lượng?
Giá bán và địa chỉ bán dược liệu xích thược.
XÍCH THƯỢC là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.
Tổng kết về xích thược
Bên trên là một số thông tin và hình ảnh về vị thuốc xích thược.
*** Bài viết về Xích thược nói riêng và chuyên mục Những cây thuốc và vị thuốc nói chung chỉ đưa ra một số thông tin chính, chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay chỉ định điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.